[kkstarratings]
Hiện nay, đi du lịch nước ngoài rất phổ biến đối với du khách Việt. Bạn muốn đi du lịch nước ngoài nhưng vấn đề xin visa đang khiến bạn lo lắng? Hãy yên tâm, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết, luôn trung thực khi trả lời câu hỏi và giữ vững tâm lý khi phỏng vấn thì việc sở hữu một tấm visa du lịch là điều không hề khó.
1 – Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
Một yếu tố khiến việc xin visa du lịch trở nên khó khăn xuất phát từ khâu chuẩn bị hồ sơ. Bạn nên chuẩn bị hồ sơ thật kỹ, đáp ứng đủ 3 yếu tố: đầy đủ, rõ ràng (dễ xác minh, đối chiếu) và trung thực.
Một kế hoạch rõ ràng cho những ngày lưu lại nước ngoài. Đây là việc rất quan trọng dù đại sứ quán không yêu cầu vì nó chứng minh việc bạn có ý định du lịch thực sự. Bạn hãy làm một kết hoạch càng chi tiết càng tốt.
Những yêu cầu trong danh sách chứng minh tài chính cố gắng làm càng “hoành tráng” càng tốt. Bạn nên đưa hết vào danh sách những tài sản mà du khách sở hữu như nhà cửa, xe cộ, đất đai, tiền gửi ngân hàng…
Nếu như bạn đi kèm vợ hoặc chồng, cùng nộp hồ sơ với nhau, có những thứ chỉ cần một bản duy nhất. Đó là những giấy tờ chứng nhận “của chung” như: sổ đỏ, đăng ký kết hôn, giấy tờ nhà đất, tài sản…
Nếu đi thăm người thân qua con đường du lịch, hồ sơ không thể thiếu hợp đồng du lịch với công ty mà bạn đã mua tour, chương trình tour… Qua đó, bạn đã phần nào chứng minh được mục đích rõ ràng của chuyến đi và khả năng tài chính của mình.
Một lời khuyên khác cũng nên lưu ý là đừng bỏ qua bảo hiểm du lịch. Thông thường, bảo hiểm du lịch phải trả tiền mua riêng, nhưng nếu bạn không xin được visa, bạn sẽ được hoàn trả lại tiền.
2 – Tham khảo trước một số câu hỏi
Thông thường ở các đại sứ quán thường có một một vài những câu hỏi quen thuộc, như thông tin về bản thân, sở thích, gia đình, và khả năng tài chính. Các câu hỏi liên quan đến vấn đề tài chính và việc bạn sẽ lưu lại ở nước ngoài bao lâu cũng như ý định quay trở về Việt Nam thường được các nhân viên sứ quán “đào” sâu hơn. Bạn hãy tập trước những câu hỏi này để trả lời một cách rành mạch và tự tin.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi tới phỏng vấn xin Visa bằng tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo. Câu trả lời tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích du lịch của mỗi người.
– Q: Why are you going to the [tên quốc gia]? (Tại sao bạn đến [tên quốc gia]? )
A: “I am going to visit my son/daughter and for tourism purposes. (Tôi tới thăm con gái, con trai của tôi và cũng để du lịch)
– Q: Have you been to the [tên quốc gia] before? ( Bạn từng đến [tên quốc gia] chưa?)
A: Yes or No (Trả lời có hoặc chưa).
– Q: Why do you want to travel at that time? (Tại sao bạn muốn du lịch vào thời điểm này?)
A: Nếu chuyến đi của bạn vào mùa hè, bạn có thể nói: “We want to visit during summer as the weather will be suitable for us and we have heard that everything is beautiful at that time of the year” (Chúng tôi muốn ghé thăm vào mùa hè khi thời tiết phù hợp. Chúng tôi cũng đã nghe về những khung cảnh xinh đẹp vào thời điểm này ở [tên quốc gia])
– Q: What are you going to do in the [tên quốc gia]? (Bạn sẽ làm gì ở [tên quốc gia]?)
A: “We are going to travel/visit the interesting places there like: (give some names of famous tourist spots) Disneyland, Niagara Falls, Washington D.C, Las Vegas and spend time with our son/daughter and son/daughter-in-law.” (Chúng tôi sẽ đi du lịch, ghé thăm những nơi thú vị (cung cấp vài địa điểm du lịch nổi tiếng) như Disneyland, thác Niagara, thủ đô Washington, Las Vegas và dành thời gian bên con trai/ con gái/ con rể).
– Q: How long will you stay in the [tên quốc gia]? (Bạn sẽ ở lại [tên quốc gia] trong bao lâu?)
A: “We want to stay for (number) of months in the U.S.” (Chúng tôi muốn ở [tên quốc gia] trong vòng… tháng)
– Q: Do you have relatives in the [tên quốc gia]? If yes, who? (Bạn có người thân, họ hàng ở [tên quốc gia] không? Nếu có, đó là ai?
A: Yes or No. “My son/daughter lives there.” (Con trai/ con gái tôi sống ở đó)
Lưu ý: Không đưa quá nhiều thông tin về người thân trừ khi được hỏi. Nếu có người thân ở quốc gia đến, bạn sẽ phải tiếp tục trả lời những câu hỏi về thông tin họ. Ví dụ:
– Q: Who is going to sponsor your visit? (Ai là người tài trợ cho chuyến đi của bạn?)
A: “My son/daughter is going to sponsor my visit.” (Con trai/ con gái tôi sẽ tài trợ cho chuyến đi )
– Q: What does your son/daughter do for a living? (Con trai/ con gái bạn làm gì?)
A: “My son/daughter is a designation for name of company.” (Con trai/ con gái tôi là (tên chức vụ) ở (tên công ty)
Lưu ý: Ghi nhớ chức vụ và tên công ty, chuẩn bị sẵn những giấy tờ chứng minh để xuất trình khi được hỏi.
– Q: How much does your son/daughter earn? (Thu nhập của con trai/ con gái bạn là bao nhiêu?)
A: “My son/daughter earns $ ___ annually.” (Con trai/con gái tôi thu nhập… USD một năm)
Lưu ý: Mang theo những giấy tờ xác minh về câu trả lời tài chính
– Q: How long has your son/daughter been in the [tên quốc gia]? (Con trai/ Con gái bạn đã ở [tên quốc gia] bao lâu?)
A: “My son/daughter has lived in the [tên quốc gia] for number of years.” ( Con trai/ con gái tôi sống ở [tên quốc gia] đã được… năm)
– Q: Do you have return air tickets, medical insurance etc.? (Bạn đã có vé khứ hồi, bảo hiểm y tế,… chưa ?)
A: “I will arrange for that after my visa is approved.” ( Tôi sẽ sắp xếp sau khi Visa của tôi được thông qua)
– Q: Will your wife/husband accompany you on your trip? (Chồng/ vợ của bạn có đi cùng không?)
A: Give the true Answer. “Yes, my wife/husband will accompany me.” (Trả lời có hoặc không)
– Q: Do you have a credit card? (Bạn có thẻ tín dụng không?)
A: Yes or No. If yes, show it. (Có hoặc không. Nếu có, hãy xuất trình thẻ).
Nếu bạn không giỏi tiếng Anh, sẽ có người phiên dịch hỗ trợ bạn trong quá trình phỏng vấn. Việc bạn cần làm là phải trung thực, giữ phong thái bĩnh tĩnh, trả lời to và rõ ràng với Lãnh sự.
3 – Ghi nhớ thời gian, địa điểm phỏng vấn
Việc nắm rõ thời gian, địa điểm giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và bình tĩnh bước vào buổi phỏng vấn. Đến muộn là điều tối kỵ khi phỏng vấn xin visa du lịch hay trong bất cứ cuộc phỏng vấn quan trọng nào vì nó gây ấn tượng xấu ngay từ đầu với người phỏng vấn. Cố gắng đến trước hẹn khoảng 15 – 30 phút để có sự chuẩn bị tâm lý lẫn ngoại hình, giúp bạn dễ dàng giữ được vẻ tự tin, bình tĩnh, không bị hấp tấp vội vàng khi trả lời phỏng vấn.
4 – Trang phục gọn gàng, tác phong lịch sự
Khi đi phỏng vấn xin visa du lịch, bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Không ai quy định rạch ròi về những điểm này nhưng nếu có tác phong, vẻ ngoại hình tốt, bạn vẫn có cơ may được đánh giá cao khi phỏng vấn.
5 – Giữ tâm lý vững vàng
Hãy hít thở thật sâu trước khi vào phỏng vấn xin visa du lịch để lấy sự bình tĩnh. Hãy tạo ra phong cách thoải mái, đừng quá căng thẳng sẽ khiến cuộc phỏng vấn của bạn không như mong muốn.
Hãy thật tự nhiên, luôn tỏ ra thân thiện, dễ gần và đừng quên mỉm cười cũng là một cách khiến cuộc phỏng vấn của bạn thành công hơn.
6. Chủ động trong mọi câu trả lời
Bạn hãy trả lời phỏng vấn thật chính xác và ngắn gọn. Câu hỏi đơn giản nhưng bạn cung cấp được thông tin thú vị sẽ giúp gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Bạn chỉ cung cấp lượng thông tin cần thiết, tránh nói lan man, dài dòng.
Để thuyết phục viên chức phỏng vấn xin visa du lịch tin rằng bạn không có ý định lưu lại đất nước bạn muốn đến, hãy chứng minh sự trở về bằng những mối quan hệ ràng buộc như gia đình, công việc.
7. Trung thực khi trả lời mọi câu hỏi
Có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa du lịch chỉ vì sơ suất trả lời không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi. Trong trường hợp này, bạn nên yêu cầu viên chức lãnh sự nhắc lại câu hỏi hoặc im lặng chứ không nên vội vàng trả lời ngay.
Không nên “phóng đại” một số khả năng, kinh nghiệm của mình và nhất là khả năng tài chính. Đây là sai lầm lớn vì thực ra, hầu hết thông tin này đã có hết trong hồ sơ của bạn, kèm theo cả các giấy tờ chứng thực.
Để thuyết phục viên chức phỏng vấn tin rằng bạn không có ý định lưu lại đất nước bạn muốn đến, hãy chứng minh sự trở về bằng những mối quan hệ ràng buộc như gia đình, công việc, là những yếu tố được quan tâm khi duyệt xét visa.
8. Làm gì khi bị từ chối cấp visa?
Nếu cuộc phỏng vấn của bạn không thành công và bạn bị từ chối cấp visa du lịch vì lý do nào đó. Hãy tiếp tục làm lại các toàn bộ thủ tục tương tự như lần phỏng vấn xin visa du lịch đầu tiên, đóng lại lệ phí và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới và cố gắng khắc phục những lỗi đã mắc phải ở lần phỏng vấn trước đó.
Theo kinh nghiệm của những người từng xin visa du lịch thành công, trừ khi hồ sơ của bạn có sự thay đổi đáng kể, bạn không nên nộp hồ sơ phỏng vấn lại trong vòng 6 tháng kể từ khi bị từ chối.
Trên đây là những bí quyết để có thể xin visa du lịch thành công mà Airbooking chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng xin được visa du lịch và có một chuyến khám phá thế giới thật thú vị và ý nghĩa.