[kkstarratings]
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với nhiều điểm tham quan thú vị. Ngoài việc ghé thăm các di tích lịch sử trong chuyến du lịch Trung Quốc, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chắc hẳn du khách sẽ ngạc nhiên bởi những ngọn núi hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng không kém phần linh thiêng của đất nước Trung Hoa. Cùng Airbooking khám phá những ngọn núi thiêng của Trung Quốc nhé!
1. Ngũ Đài sơn
Ngũ Đài Sơn là địa danh quan trọng nhất trong Tứ đại Phật sơn gồm bốn quần thể núi ở Trung Quốc. Ngũ Đài Sơn gồm năm ngọn núi có đỉnh cao từ 2.500 đến 3.000 mét so với mặt nước biển, tọa lạc ở huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây.
Ngũ Đài Sơn có tên gọi như vậy là do địa hình bất thường của nó, bao gồm 5 đỉnh thuôn tròn (Bắc, Nam, Đông, Tây, Trung) hay còn gọi tương ứng là Diệp Đấu Phong, Cẩm Tú Phong, Vọng Hải Phong, Quải Nguyệt Phong và Thúy Nham Phong; trong đó đỉnh phía Bắc (Bắc Đài hay Diệp Đấu Phong) là cao nhất và trên thực tế là đỉnh núi cao nhất tại miền Hoa Bắc.
Núi này là nơi có nhiều chùa chiền, tự viện quan trọng nhất Trung Quốc. Các ngôi chùa Phật giáo bắt đầu được xây dựng trên dãy núi này từ khoảng thế kỷ thứ nhất theo Công lịch. Tổng cộng hơn 60 ngôi chùa, 150 tháp, 146.000 tượng cùng nhiều bức bích họa và bản khắc, Ngũ Đài Sơn là nơi chứng kiến sự phát triển của đạo Phật ở Trung Quốc suốt gần hai nghìn năm.
Lâu đời nhất trong số chùa Phật ở Ngũ Đài Sơn là chùa Đại Hiển Thông, xây dựng đời Minh Đế nhà Đông Hán (năm 58 – 73 Tây lịch). Trong chùa Hiển Thông có ngôi điện Vô Lương cao đến bốn trượng, dài hơn mười trượng, toàn bộ dùng gạch đá xây dựng nên, không một trụ chống mái nên lại có tên là Vô Lương Điện (ngôi điện không rường). Ngôi điện này thờ Bồ Tát Văn Thù hay còn gọi là Thiên Bát, Thiên Tý, Thiên Thích Ca bởi Ngài có 1.000 tay, trên mỗi bàn tay co lại như hàng nghìn cái bát, trên đó an vị 1.000 vị Thích Ca. Đây là kiệt tác trong lịch sử kiến trúc của Trung Quốc, đã có hơn bốn trăm năm lịch sử. Phía Bắc điện là “Đồng Điện” được xây dựng năm 1606 sau công nguyên do một vị Hoàng đế hiệu Vạn Lịch đời nhà Minh khởi công xây dựng.
Toàn bộ dùng bằng đồng mà đúc nên, phỏng theo kiến trúc bằng gỗ, bên trong điện một vạn tượng Phật đồng, điêu khắc sinh động, là tác phẩm tinh vi của nghệ thuật Phật giáo thời cổ đại. Xung quanh điện Đồng là 5 bảo tháp đồng biểu trưng của Ngũ Đài Sơn (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Đài).
Từ chùa Hiển Thông lên núi, qua một trăm lẻ tám bậc thềm đá là lên đến đỉnh Bồ Tát. Kiến trúc của Bồ Tát đỉnh đều phỏng theo kiểu cung điện, nóc điện lợp ngói lưu ly, vàng ngọc chói lọi, giống như hoàng cung, tương truyền là chỗ xuất gia của Hoàng đế Thuận Trị.
Bên dưới chùa Hiển Thông là ngôi Bạch Tháp thờ Xá lợi Phật cao 51m, đỉnh tháp có “đồng bàn” (một hình thức kiến trúc hình mâm tròn bằng đồng), xung quanh có trang trí những chuông lắc nhỏ bằng đồng. Bạch Tháp là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách kiến trúc Tạng truyền.
Lớn nhất trên Ngũ Đài Sơn là chùa Nam Sơn, được xây dựng từ thời nhà Nguyên. Chùa bao gồm 7 tầng, chia ra làm 3 phần. Ba tầng thấp nhất được gọi là Cực Lạc Tự, tầng giữa gọi là Thiện Đức Đường, ba tầng trên gọi là Hữu Quốc Tự.
Ngũ Đài Sơn được xem là một thế giới trong suốt và yên lành vì khí hậu độc đáo nơi đây. Trong năm, ngoài ba tháng 6, 7, và 8, đỉnh núi liên tục phủ tuyết trong chín tháng còn lại khiến Ngũ Đài Sơn gần như không có mùa hạ.
2. Nga Mi sơn
Nga Mi sơn hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn, cao 3.099 m, là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Đây là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Nga Mi có khoảng 26 ngôi chùa, miếu. Bức tượng đại Phật Lạc sơn được tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới ngày 6/12/1996.
Do địa thế núi ở đây dài và hẹp giống như một bộ mày ngài (lông mày) nên núi này có tên là núi Nga Mi. Trên núi có rất nhiều chùa, trong đó có các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Báo Quốc, chùa Phục Hổ, chùa Vạn Niên, chùa Luỹ Âm, chùa Tiên Phong, chùa Bạch Long, Kim đỉnh chính điện, điện Tấn Dương, Thần thuỷ các, điện Nghìn Phật. Võ thuật nơi này cũng là một trong những môn phái võ mạnh và nổi tiếng của Trung Quốc.
Khu vực núi Nga Mi có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào. Khí hậu trên khu vực bình nguyên này là cận nhiệt đới gió mùa và thay đổi theo độ cao. Từ độ cao 1.500m đến 2.100m là kiểu Khí hậu ôn đới ấm, từ 2.100m đến 2.500m là Khí hậu ôn đới trung gian, từ 2.500m trở lên là Khí hậu cận hàn đới. Còn từ 2.000m trở lên, thời gian băng tuyết bao phủ ước chừng khoảng 6 tháng mỗi năm, kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau.
Nga Mi Sơn là ngọn núi nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, gồm: Ngũ Đài sơn (Sơn Tây), Phổ Đà sơn (Triết Giang), Cửu Hoa sơn (An Huy) và Nga Mi sơn (Tứ Xuyên). Theo sử sách, Nga MI sơn là nơi Bồ tát Phổ Hiền (một trong hai đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) hiển linh thuyết pháp giảng kinh. Do vậy nên tượng Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà được đúc trên Kim Đỉnh ngọn núi cao nhất nơi đây để dân địa phương phụng thờ.
Tại đây có trên 3.000 loài thực vật. Hiện tại, quần thể động vật hoang dã của núi Nga Mi Sơn ước chừng khoảng 2.300 loài. Thường gặp là gấu trúc nhỏ, hươu xạ, khỉ đuôi ngắn, dê rừng, gà lôi, cẩm kê bụng trắng, báo,… Trong đó, có 29 loài thuộc danh sách động vật cần bảo vệ của Trung Quốc .
Nếu du khách không muốn đi bộ và bạn đi cáp treo chỉ mất 3 phút tới Kim Đỉnh. Đường đi vòng vèo giữa những rặng thông phủ đầy tuyết trắng. Đây là phong cảnh đẹp du lịch Trung Quốc , hầu hết các du khách du lịch tới đây không thể không chụp hình bất chấp cái lạnh tê cứng mặt mũi.
3. Cửu Hoa sơn
Nằm ở bờ Nam hạ du sông Trường Giang, thuộc thành phố Trì Châu, tỉnh An Huy (Trung Quốc), Cửu Hoa Sơn là một trong Tứ đại Phật giáo Danh sơn nổi tiếng vì có phong cảnh đẹp và những ngôi chùa cổ, gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát.
Cửu Hoa Sơn là một trong những khu thắng cảnh du lịch trọng điểm quốc gia đầu tiên của Trung Quốc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Tổng diện tích của khu phong cảnh ở núi Cửu Sơn là 120km2. Diện tích bảo vệ là 174km2. Cùng với các ngọn núi Ngũ Đài Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây, Nga Mi Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên và Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang, Cửu Hoa Sơn là một trong bốn ngọn núi linh thiêng của Đạo Phật ở Trung Quốc, thường được nhắc đến với cái tên “Tứ Đại Phật giáo Danh sơn.”
Cửu Hoa Sơn hiện có 99 ngôi chùa, gần 1.000 tăng ni, hơn 10.000 pho tượng Phật và hơn 2.000 loại văn vật lịch sử quý hiếm. Ngoài gia, từ thời nhà Đường đến nay, ở đây còn có 15 pho tượng Nhục Thân (tượng sống), nhưng hiện chỉ có năm pho là có thể để cho du khách thập phương đến chiêm bái.
Với Địa Tạng Bồ tát, Cao Sơn Huyền Tự, Địa Cung Thần Bí và Bí ẩn Nhục Thân… đã tạo nên văn hóa Phật giáo độc đáo của Cửu Hoa Sơn.
Cửu Hoa Sơn ngoài khu vực thánh địa của Phật giáo, còn là vùng núi non có phong cảnh hữu tình. Núi non nơi đây hùng vĩ, tráng lệ, nguy nga, các loại núi đá có hình thù kỳ dị lung linh hòa vào màu xanh của rừng tùng bạt ngạt, bên cạnh đó còn được tô điểm bởi màu trắng xóa của những dòng suối.
Những dòng suối từ khe núi đổ xuống như những dải khói sương mờ đan quyện lẫn nhau tạo nên những điều kỳ thú. Từ xưa đến nay, các đời danh sỹ, văn nhân đều dừng chân tại núi Cửu Hoa để viết chữ, vẽ tranh, lưu dấu…
Ngoài ra, đến đây du khách còn có cơ hội thưởng ngoạn những kỳ quan thiên nhiên như biển mây, Mặt Trời mọc, sương mù và phật quang… Vì thế, nơi đây còn được biết đến với những cái tên như “Liên Hoa Phật Quốc,” “Tú Giáp Giang Nam”…
Nơi đây khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ tươi tốt, môi trường sinh thái thoáng khí trong lành, tỷ lệ bao phủ rừng đạt trên 90%. Thiên nhiên cũng cực kỳ ưu đãi cho Cửu Hoa Sơn, khi các dược liệu quý, hơn 1.460 chủng loại thực vât, kỳ trân dị thảo được tìm thấy ở nơi này. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi cư trú của 216 loại động vật hoang dã quý hiếm.
Với những điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, vẻ đẹp trời phú cũng như là một trong những Thánh địa Phật giáo của Trung Quốc, Cửu Hoa Sơn có thể nói là nơi người và Phật cùng chung sống, là thiên đường để du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn, tu thân dưỡng tính, là thánh địa để phật tử và du khách bốn phương đến cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
4. Phổ Đà sơn
Đây là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Châu Sơn, chiều nam bắc hẹp và dài, diện tích ước chừng khoảng 12.5 ki lô mét vuông. Trên đảo phong cảnh ưu mỹ, có động sâu kì thạch, chùa cổ điện ngọc, sương mây lượn lờ. Phổ Đà Sơn cùng với Cửu Hoa Sơn, Nga My Sơn, Ngũ Đài Sơn được coi là Tứ đại danh sơn của Phật giáo Trung Hoa. Với địa thế tọa hải sơn, Phổ Đà Sơn hiển hiện vẻ đẹp đại tự nhiên của núi và biển, đó gọi là “sơn hải tương liên” càng làm cho phong cảnh thêm tú lệ và hùng vĩ.
Nằm ở phía đông của quần đảo Châu Sơn thuộc vùng duyên hải tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, Phổ Đà Sơn có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Ngôi chùa đầu tiên tại đây được xây dựng năm 858 do Huệ Ngạc một nhà sư người Nhật Bản làm chủ trì. Hiện nay còn có chùa Phổ Tế, chùa Pháp Vũ, am Bàn Đà, am Linh Thạch, động Triều Âm, động Phạn Âm cùng một số danh thắng khác.
Nơi đây bốn mặt giáp biển, phong cảnh tú lệ, tĩnh mịch huyền ảo, được tôn xưng là “ Nhân gian đệ nhất thanh tịnh địa”.
Trên đảo cây gỗ phong phú tốt tươi, có hoa thơm chim hót, vốn được gọi là vườn bách thảo hải đảo. Trên núi có tổng cộng 66 loại cây gỗ trăm năm tuổi với 1221 cây.
Phổ Đà Sơn còn là nơi có nhiều hoạt động tôn giáo khác ngoài Phật giáo. Di tích của Nguyên thủy Đạo giáo cùng với tiên nhân luyện đan đều có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Thời Đại Đường (năm 847 sau công nguyên) có một vị tăng người Ấn Độ đến thăm Động Triều Âm, cảm ứng Quan Âm liền hóa thân mà thuyết diệu pháp, từ đó sự tích linh thiêng bắt đầu. Công nguyên năm 863, vị tăng người Nhật Bản là Huệ Ngạc đại sư từ Ngũ Đài Sơn thỉnh tượng Quan Âm lên thuyền theo đường biển về Nhật Bản, thuyền đến biển Liên Hoa thì gặp sóng gió, bao phen tiến lên đều không như ý, liền tin rằng Quan Âm không nguyện sang Đông. Bèn lưu thánh tượng tại động Triều Âm thờ cúng, gọi tên là “ Bất khẩn khứ Quan Âm” dịch nghĩa “ Quan Âm không nguyện đi”. Sau này các tự viện bắt đầu được xây dựng rất nhiều, thời kỳ đỉnh cao toàn núi có 4 chùa lớn, 106 am, hơn 4654 tăng lữ, sử gọi là “ Chấn Đán đệ nhất Phật Quốc”.
Vào hai thời Tống Nguyên, Phật giáo Phổ Đà Sơn phát triển rất nhanh. Năm Tống Càn Đức thứ 5 (CN 967), Triệu Khuông Dận cử nội thị (thái giám) Ngọc Quý đến núi dâng hương. Năm Nguyên Phong thứ 3 (CN1080), triều đình hiến bạc xây dựng Ngọc Đà Quan Âm tự. Thương nhân hay những người triều cống đến từ các nước Nhật, Hàn thời đó cũng bắt đầu nghe danh mà lên núi lễ phật
Với vẻ đẹp sơn hải mĩ lệ và văn hóa Phật giáo thần bí, Phổ Đà Sơn từ lâu đã hấp dẫn các văn nhân nhã sĩ đến núi ẩn cư, tu luyện hay du lãm. Theo sử sách ghi chép, hơn 2000 năm trước đã có các đạo nhân đến đây tu luyện. thời Tần có An Kỳ Sinh, Hán có Mai Tử Chân, Tấn có Cát Nhã Xuyên cùng với vô số các cư sĩ vô danh khác.
Vẻ đẹp và sự linh thiêng hấp dẫn của Phổ Đà Sơn dùng văn từ không thể diễn tả hết được. Đây là điểm đến không thể thiếu trên hành trình du lịch tâm linh của các phật tử trên toàn thế giới.
5. Dãy núi Hoàng sơn
Dãy núi Hoàng Sơn thuộc thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Trung Quốc. Du khách sẽ chiêm ngưỡng được hình ảnh những đám mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi và cảnh tượng bình minh rất tuyệt vời. Một điều đặc biệt nữa là ngọn núi Hoàng sơn luôn là chủ đề trong những bức tranh sơn thuỷ hay các bài thơ cổ xưa ở Trung Quốc. Năm 1990, dãy núi Hoàng Sơn nổi tiếng ở Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới.
6. Núi Thái Sơn
Núi Thái Sơn là một ngọn núi rất hùng vĩ nằm ở tỉnh Sơn Đông phía bắc thành Thái An. Ngọn núi này có tổng diện tích lên tới 426 km2, người Trung Quốc xưa cho rằng đấy là cột chống trời. Núi Thái Sơn là một trong năm núi linh thiêng nhất của Trung quốc, đặc biệt Thái Sơn được liên hệ với bình minh, sự tái sinh và với người Trung Hoa cổ thì đây là ngọn núi linh thiêng hơn cả trong 5 ngọn núi.
Trong quần thể núi Thái Sơn có nhiều đỉnh, đỉnh chính là đỉnh Thiên Trụ và đỉnh Ngọc Hoàng. Hai đỉnh này có độ cao 1.545 mét so với mặt nước biển. Thế núi hiểm trở, có rất nhiều cây tùng, cây bách và các thắng cảnh thiên nhiên như: Đỉnh ngọc Hoàng, Đỉnh Thiên Trụ, Đỉnh Nhật Quang, Đỉnh Nguyệt Quang, Vách Trăm Tượng, Cầu Tiên Nhân, Thác nước Vân Kiều, Thác Long Đàm. Bên cạnh đó trên Thái Sơn còn có rất nhiều đền đài và các công trình kiến trúc độc đáo như: Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên… đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật. Hiện nay núi Thái Sơn còn cói hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt cây Ngân Hạnh, trong đền có niên đại 2000 năm tuổi được mệnh danh là “ hóa thạch sống” cho hệ thực vật tiêu biểu của Thái Sơn.
Theo sử sách ghi lại kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn cho đến đời vua Càn Long có tới 12 vị hoàng đế Trung Hoa lên Thái Sơn làm lễ tế trời. Ngoài ra còn có rất nhiều tao nhân tới đây thưởng ngoạn phong cảnh và để lại các bút tích tại nơi kỳ quan thiên nhiên này.
Khổng Tử trong một lần du ngoạn Thái Sơn đã viết lên bức tường đá trên núi dòng chữ “Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ”..Nhà văn Đỗ Phủ cũng ghi lại câu thơ “Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiêu”…
Với sự hùng vĩ và phong cảnh thiên nhiên ban tặng, núi Thái Sơn không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tác cho hàng nghìn bài thơ, khúc ca, hàng nghìn tác phẩm hội họa mà ngọn núi này còn là địa điểm được rất nhiều nhà làm phim lựa chọn để quay các cảnh quay cần có sự hiện diện của thiên nhiên hùng vĩ. Trong đó có thể nhắc đến những bộ phim nổi tiếng như Tây Du Ký, Thần Điêu Đại Hiệp hay Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009.
Để cảm nhận được vẻ đẹp và sự hùng vĩ của núi Thái Sơn thì cần phải leo lên đỉnh núi. Với 6.600 bậc đá dẫn từ chân núi lên, núi Thái Sơn là một chứng minh rõ nét cho sự kỳ diệu của tạo hóa.
Theo các nhà địa chất thì núi Thái Sơn bắt đầu hình thành cách đây khoảng 2,45 tỉ năm. Càng lên cao những tảng đá càng có hình thù kỳ lạ: giống như cái đầu, cái cột… Nhiều tảng đá lại xếp lại thành hình bông sen đang nở to hoặc hình con vật trong tư thế rất sinh động. Xen giữa những khối đá kỳ lạ là một số lớn các cây đại thụ. Theo sử sách thì nơi đây có hơn 10.000 cây đã sống hơn một thế kỷ và ít nhất 3300 cây có tuổi từ 330 đến 1.000 năm hoặc hơn thế. Những cây thông ở đền Thánh Thái Sơn đã được Hán Vũ đế triều đại Tây Hán 2100 năm trước đây trồng. Những di sản của sáu triều đại trong đền Phổ Minh đã có 1500 năm lịch sử.
Núi Thái Sơn là một trong những địa điểm thăm quan thu hút khách của Trung Quốc. Hàng năm có đến hàng chục nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đổ về đây để tận mắt chứng kiến sự hùng vĩ của ngọn núi này…
Trên núi Thái Sơn ngoài phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp còn có ba đạo thờ cùng tồn tại đó là Đạo Lão, Đạo Phật và đạo Khổng. Ba dòng đạo này chính là ba cột trụcủa tôn giáo Trung Hoa, và cùng tồn tại trên núi Thái Sơn điều này càng tạo ra sự khác biệt cho ngọn núi này. Dưới chân núi Thái Sơn còn có một đền thờ, đây chính là nơi các vị Hoàng Đế đến và tiến hành lễ tế trời. Đền được xây dựng dưới triều đại nhà Tần và nhà Hán, theo thời gian dần dần được biến đổi và sửa chữa qua nhiều triều đại cho đến kiến trúc ngày nay. Đền có diện tích 96.400m2, được bao bọc bởi tường cao màu vàng với hai mái chìa nghiêng và các khung cửa tò vò…
Mặc dù là một di sản thiên nhiên song núi Thái Sơn lại gắn liền với đời sống tâm linh và nhiều nét văn hóa, lịch sử của Trung quốc nên đã được Unesco xếp vào danh sách Di sản hỗn hợp của thế giới năm 1987.
Với tấm vé máy bay giá rẻ đi Trung Quốc của Airbooking, du khách sẽ ngạc nhiên bởi những ngọn núi hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng không kém phần linh thiêng của đất nước Trung Hoa.
0 Comment