[kkstarratings]

Đến Campuchia, nếu bỏ qua những ngôi đền khổng lồ gây kinh ngạc tại đây, coi như du khách chưa bao giờ biết đến những điều vĩ đại nhất của kiến trúc Khmer. Rải rác trên một diện tích rất lớn giữa hồ Tonle Sap và dãy núi Kulen ở Campuchia là hàng trăm ngôi đền linh thiêng ở Angkor vẫn còn tồn tại và là dấu tích linh thiêng tượng trưng cho các trung tâm chính trị, tôn giáo và xã hội rộng lớn của đế quốc cổ đại một thời.

Đền Angkor Wat

Angkor Wat (còn được gọi là đền Đế Thiên) được đức vua Khmer Suryavarman II xây dựng trong thế kỷ thứ 12. Ban đầu nó được xây dựng làm một ngôi đền Hindu, sau này Angkor Wat được sử dụng làm nơi thờ Phật sau khi chế độ quân chủ của Campuchia chuyển sang theo đạo Phật trong một vài thế kỷ sau đó.

Angkor Wat có chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn.

Angkor Wat

Angkor Wat được xây dựng bằng vô vàn phiến đá xanh, đây là dạng đền núi ở Campuchia có lối vào chính theo hướng Tây – hướng mặt trời lặn. Angkor Wat có 398 gian phồng, nối liền nhau bởi 1.500m hành lang. Bên trên, 5 toà tháp liên hoàn nhau bằng 3 tầng kiến trúc, trong đó toà tháp cao nhất lên tới 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần l0m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền. Khu đền chính gồm 398 gian được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Toàn khu đền tồn tại nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan can, mái…, tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.

Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang dài, sâu hút. Ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích truyện cổ xưa xuất phát từ sử thi ấn Độ Mahabharata và Raymana.

Tầng 1, độc đáo nhất là dãy hành lang có những bức phù điêu nối tiếp trên tường 2,5m và chạy dài hơn 800m, miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn và những chiến công của vua Suryavarman II – người tạo dựng ngôi đền. Phía trong cùng của bức phù điêu miêu tả cuộc chiến khuây biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara… Nhờ phần trần và mái hành lang chạy dài xuyên suốt, bức phù điêu dường như được bảo vệ còn nguyên vẹn. Tầng 1 của Angkor Wat còn có các hồ nước, ngày xưa dùng cho vua tắm, tẩy rửa tội lỗi và thoát y. Hiện nay, hầu hết các hồ đã khô cạn nhưng để lại khoảng không khá rộng bao quang khu đền, điều đó góp một yếu tố bảo vệ cho khu di tích được tốt hơn.

Tầng 2 của Angkor Wat là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần. Tại các gian thờ thần Visnu to lớn bằng đá đen, người dân Campuchia hiện nay lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng như Phật giáo. Sự lầm tưởng giữa vị thần Hindu và Phật giáo cũng dễ dàng chấp nhận bởi sự giao thoa tôn giáo. Tầng 2 có vô số chạm khắc vũ nữ Apsara nhảy múa với bộ ngực trần và dáng điệu phong phú.

apsaratrio

Tầng cao nhất là tầng 3, với độ cao 65m, gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có thờ tượng thần Visnu bằng vàng, nay đã bị mất. Hiện giờ trung tâm đền có nhiều tượng thờ Phật. Tháp cao nhất Angkor Wat được xem lạ,nơi cư ngụ của thần thánh. Xung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông, ở mỗi góc hành lang là một tháp thấp hơn. Tháp trung tâm và bốn tháp xung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi nhìn từ đằng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền.

Đền Angkor Thom

Angkor Thom (còn gọi là đền Đế Thích) là thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của người Khmer, được vua Jayavarman VII khôi phục và xây dựng mở rộng vào cuối thế kỷ XII.

Angkor Thom rộng 9km2, bên trong có nhiều đền thờ đã xây dựng từ các thời kỳ trước cũng như các đền thờ được vua Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2km về phía Bắc, cách cổng vào đền Angkor Wat l,7km về phía Bắc. Các bức tường thành cao 8m, dài 3km, bên ngoài là hào nước bao quanh. Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều có một cổng thành. Các con đường dẫn từ các cổng thành đến thẳng đền Bayon – trung tâm thành phố. Cách cổng phía Đông 500m là cổng Chiến thắng. Con đường Chiến thắng chạy song song với con đường phía Đông dẫn tới Quảng trường Chiến thắng và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon. Ngôi đền cuối cùng được biết xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng hầu hết các công trình được xây dựng sau này bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609.

den Angkor Thom

Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon (phong cách như nghệ thuật Baroque – thời Phục Hưng Ý, mang hình thức kiểu cách, trang trí rậm rạp). Điều này thể hiện ở quy mô lớn trong các công trình cũng như việc sử dụng rộng rãi chất liệu đá ong làm vật liệu xây dựng như lát các lối vào thành phố, làm hình tượng Naga tại mỗi tháp và tạc các tháp mặt người. Điểm nổi bật là các cổng thành hiện rõ kiến trúc hình tháp, trên nóc có 4 chân dung to, đường nét từ bi như mặt Phật. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này. Trước mặt mỗi cổng thành có một bờ đường đắp ngang qua hào nước, dọc theo mỗi bên đường có một hàng các Deva (theo đạo Hindu, đây là các vị thần), mỗi hàng nâng một Naga (hình tượng một con rắn dài to khỏe, có nhiều đầu) trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) – một truyền thuyết phổ biến tại Angkor. Đền-núi Bayon, hay chính cổng thành có thể là cái trục của sự kiện khuấy biển. Các Naga này có lẽ đại diện cho sự chuyển dịch từ thế giới loài người tới thế giới của thần thánh (đền Bayon), hoặc là các thần hộ vệ. Các cổng vào có kích thước 3,5 X 7 m và có thể đã được đóng bằng các cánh cửa gỗ.

Tại mỗi góc Angkor Thom là một Prasat Chrung (kiểu điện thờ đặt tại góc) được xây dựng bằng sa thạch và thờ Quan Thế Âm. Các điện thờ này có hình chữ thập với một tháp trung tâm và hướng về phía Đông. Trong khu đền Angkor Thom, trừ đền Bayon, tất cả các di tích chính đều nằm tại phía Tây hoặc phía Đông của Quảng trường Chiến thắng.

Đền Preah Khan

Preah Khan là một trong những ngôi đền lớn nhất thuộc quần thể Angkor. Nơi đây là một mê cung hành lang với mái vòm chạm khắc tinh xảo và được che phủ bởi địa y.

den Preah Khan

Đền thờ chính của Preah Khan là một khu vực được bao quanh bởi bức tường dài 800m và rộng 700m. Từ khu vực trung tâm sẽ có 4 lối đi dẫn tới một phòng trưng bày lớn với mái vòm cao và mở ra các hướng chính. Nhiều bức tường của đền Preah Khan đã được trám thạch cao lại vì các tảng đá bị vỡ trong suối nhiều thế kỉ qua. Tuy nhiên, các bức phù điêu được chạm khắc tinh tế trên đó vẫn còn. Du khách có thể nhìn thấy hình các vũ công Apsara hay các vị thần đạo Hindu.

cac loi di doc hanh lang Preah Khan
Lối vào chính của đền Preah Khan là từ phía Đông, cũng giống như nhiều ngôi đền khác ở thuộc quần thể Angkor. Nhưng hầu hết khách du lịch đều vào đền bằng cửa phía Tây gần trục đường chính. Sau đó đi tham quan khắp ngôi đền và ra bằng cửa phía Bắc. Vì cổng phía Đông của đền bị chắn bởi một rễ cây đại thụ khổng lồ. Ngoài ra trong sân đền Preah Khan còn có một kiến trúc 2 tầng theo phong cách Hy Lạp. Không rõ mục đích xây dựng nên nó nhưng chắc là của những người sống lưu vong từ thành Athen.

Đền Preah Khan là nơi vua Jayavarman VII ở tạm thời trong lúc Angkor Thom đang được xây dựng. Tuy cũng bị rừng rậm bao phủ như đền Ta Prohm nhưng Preah Khan đã được chính phủ Campuchia bảo quản tốt hơn nhờ sự nỗ lực phục hồi của Quỹ di tích thế giới (WMF). Trong ngôi đền có một tấm bia lớn nói về lịch sử hình thành và vai trò quan trọng của Preah Khan trong việc thờ phụng. Ngày nay thì tấm bia đã được lưu giữ an toàn tại khu Bảo tồn Angkor. Du khách có thể vào tham quan khu bảo tồn này trong khi đi du lịch Campuchia vì nơi đây còn lưu giữ rất nhiều thông tin về những ngôi đền thuộc quần thể Angkor nổi tiếng.

Đền Takeo

Ta Keo là một ngôi đền nổi tiếng thuộc khu phức hợp đền chùa Angkor Thom, được xây dựng làm đền thờ thần Shiva. Là một ngôi đền đến nay vẫn còn dang dở, chưa hoàn thành do vua Jayavarman 7 băng hà.

Đền Ta Keo được xây dựng theo lối kiến trúc Khleang dưới thời vua Jayavarman V, và dự kiến hoàn thành vào khoảng năm 1000. Tuy nhiên, sau khi Đức vua băng hà, công trình này đã ngừng thi công và không được tiếp tục thi công để hoàn thiện. Những tảng đá sa thạch đã được xếp lên để chờ được chạm khắc, nhưng sau lễ tang của đức vua thì không thấy những người thợ điêu khắc quay trở lại. Cho tới ngày nay, ngôi đền này có một cấu trúc và hình dáng khá độc đáo, đặc biệt với vẻ đẹp giản đơn mà vững chắc của toàn bộ ngôi đền.

DEN TAKEO

Đền Ta Keo thuộc quần thể kinh thành Angkor Thom, về hướng cổng Chiến Thắng. Nếu du khách đi vào bên trong từ hướng cổng của Angkor Thom, sẽ phải đi qua đền Bayon, Sân Vua Cùi rồi đến Sân Voi và Baphuon, đi tiếp qua sân 12 con giáp sâu vào bên trong sẽ tới một khu rừng già. Và đền Takeo nằm ở hướng bên tay phải đi thẳng sâu vào trong.

Ta Keo nhìn về hướng Đông, là ngôi đền tượng trưng cho núi Meru – cội nguồn của các vị thần Hindu giáo. Được xây dựng theo thiết kế Zigurrat với hai bức tường cao lớn bao quanh. Du khách có thể lên tầng trên cùng bằng những bậc thang từ bốn phía. Tầng cao nhất này được thiết kế xây dựng 5 đền tháp, với bốn tháp phụ ở bốn góc và một tháp trung tâm. Ta Keo với chiều cao 21,6m – là ngôi đền cao nhất trong kiến trúc khu quần thể phức hợp Angkor. Ngôi đền này nằm trong khu đất có chiều dài 122m, chiều rộng là 106m và được một con hào dài khoảng 255m bao bọc phía ngoài, tuy nhiên hào này đã bị sụp đổ và hủy hoại.

Với chiều cao của đền, Takeo đứng sừng sững và dễ dàng tìm thấy khi đến khu phức hợp Angkor Thom. Quan sát từ xa, du khách sẽ cảm thấy ngôi đền này khá nguy hiểm và khiến cho du khách e ngại với độ cao của nó. Bậc thang lên dốc dứng và không có vật liệu làm chất kết dính, làm cho du khách luôn có cảm giác ngôi đền có thể vỡ hoặc sụp đổ bất cứ lúc nào.

Đền Takeo là ngôi đền duy nhất không có các bức phù điêu, hình họa tiết trang trí được chạm khắc trên đá trong khu quần thể Angkor. Di tích này là một thiết kế tiêu biểu thể hiện sự sáng tạo và tài năng của những kiến trúc sư người Khmer cổ trong xây dựng những công trình lớn.

Đền Phnom Bakheng

Phnom Bakheng tại Angkor, Campuchia là một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor, gọi là Yasodharapura là một ngôi đền Hindu dưới dạng một núi đền với chiều cao 65m. Đền được xây để thờ thần Shiva vào cuối thế kỷ 9, trong thời kỳ trị vì của vua Yasovarman (889-915). Nằm trên đỉnh một ngọn đồi, ngày nay ngôi đền là một địa điểm du lịch phổ biến để ngắm nhìn hoàng hôn của ngôi đền Angkor Wat, một ngôi đền nằm ở giữa rừng khoảng 1,5 km về phía đông nam

den Phnom bakheng

Toàn bộ kiến trúc ngôi đền xây dựng trên một ngọn đồi cao. Tính từ chân đền đến đỉnh đền hình vuông 31 m, và được kết nối với gần 108 tháp nhỏ. Đường lên đền trắc trở, khó đi và là một cản trở rất lớn đối với người chinh phục nó. Đường đi dốc đứng chếch gần bằng 70 độ cộng với cây dại và rừng cây bao phủ khiến cho việc chinh phục ngôi đền này không dành cho khách du lịch sợ độ cao. Đặc biệt ở đây, mỗi ngày khoảng gần 6 giờ chiều, các du khách đến tụ tập rất đông ở chân đồi Phnom Bakheng để lên đỉnh xem Mặt Trời lặn trên quần thể Angkor. Đa số đều muốn đi bộ, theo một ít các bậc thềm và các lối đi gập ghềnh đầy đá, rễ cây… Có nhiều đoạn phải cẩn thận vì rất nguy hiểm nếu sơ ý.

Nền móng của Bakheng làm khắc từ đá có sẵn chứ không phải là đá ong và đất nén như hầu hết các đền thờ khác. Vị trí trên đỉnh đồi của Bakheng làm cho nó có 1 vị trí tuyệt vời nhất trong khu vực để ngắm hoàng hôn, cho một tầm nhìn tới vùng hồ Tonle Sap và Angkor Wat xa xa trong rừng. Ngôi chùa này thường đông đúc lúc hoàng hôn, thậm chí nó bị tàn phá hoàn toàn bởi khách du lịch. Do sử dụng quá mức và bị hư hại, cầu thang chính lên núi đã bị đóng cửa và thay vào đó là 1 con đường khác đã được mở. Cưỡi voi đi lên và xuống đồi cũng có sẵn từ 4:00 chiều đến khi mặt trời lặn: 15$/1 người lên núi, 10$/1 người xuống núi.

Phnom Bakheng là ngọn núi thiêng của Angkor, như núi Meru thiêng liêng trong thần thoại Ấn Độ giáo. Trên đỉnh Phnom Bakheng là một đền thờ đã đổ nát. Nơi đây trên mặt đất đá, các nghệ nhân Khmer xưa đã khắc xuống nền đá một bàn chân khổng lồ. Tương truyền rằng bàn chân này là của đức Phật. Một sự kiện lý thú về Phnom Bakheng là nó có tác dụng như một cái trống, phản hồi và cộng hưởng âm thanh. Lý do là ở dưới tháp cao chính của đền có một vùng trũng tạo nên âm thanh vang dội cộng hưởng. Ngoài ra ở đấy cũng có một mộ vuông nằm sâu trong lòng đất, mộ này có duyên cơ từ câu truyện thần thoại “Mười hai cô gái Angkor”. Câu chuyện kể về một người tiều phu nghèo có 12 người con gái, một trường hợp được coi là kém may mắn. Vì ông không thể nuôi nổi gia đình, ông đã mang con vô rừng bỏ, nhưng không thành công lúc đầu. Lần thứ hai thì ông thành công, nhưng thay vì chết, 12 cô gái được bà hoàng hậu Santhomea của thế giới chằng tinh cứu. Bà Santhomea mang các cô gái về nuôi chúng như con mình. Sau này vì quá cô đơn, các cô đã bỏ trốn. Chúng đến Vương quốc Angkor, tại đấy vị vua trị vì đã thương các cô và mang về làm vợ. Các cô đã sống trong hạnh phúc cho đến một ngày khi bà hoàng Santhomea tìm được tông tích của các cô. Để trả thù, bà đã mê hoặc vua và làm cho vua đuổi nhốt các cô gái vào một hố sâu trong lòng đất, sau khi đã khoét mắt các cô. Đây là lần thứ ba các cô đã bị bỏ rơi cho chết. Một trong các chị em đã dấu được một con mắt và vẫn còn có thể thấy được. Người con gái một mắt giúp tìm thức ăn cho các chị em sinh sống. Một trong các cô có mang một đứa con trai. Người con trai này lớn lên trả thù cho mẹ và các dì của mình. Anh ta đã giết được bà chằng tinh Santhomea và các chị em được trở về với nhà vua sống hạnh phúc.

Đền Bayon

Đền Bayon được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 bởi vua Jayavarman VII. Bayon cũng là ngôi đền quốc gia duy nhất tại Angkor được xây dựng chủ yếu cho Phật giáo Đại thừa, dành riêng để thờ Đức Phật. Sau cái chết của vua Jayavarman, Bayon đã được tu sửa bởi Ấn Độ giáo. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất trong quần thể Angkor do sự hùng vĩ về qui mô cũng những cảm xúc tâm linh kì bí khi chiêm ngưỡng ngôi đền này.

Đền được xây dựng hướng Đông, đền không có tường thành hay hào gì cả, vì đền được xây dựng tại trung tâm kinh đô Angkor Thom nên được bảo vệ bằng một thiết kế độc đáo bởi các ngôi đền và phía ngoài kinh đô Angkor Thom được bảo vệ xung quanh bằng một cái hào lớn. Kinh đô Angkor Thom có diện tích khoảng 9 km2 lớn hơn rất nhiều Angkor Wat.

den bayon

Cấu trúc ngôi đền gồm có 3 tầng, hai tầng dưới được thiết kế bằng hình vuông và có những bức phù điêu trên tường, còn tầng trên cùng được đặt những tháp đá lớn nhỏ có hình mặt cười.

Ngay hành lang tường tầng dưới có 11 bức phù điêu được khắc trên đá trải dài 1200m đây quả là một kho tàng đầy nghệ thuật miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ. Tại đây người ta phát hiện một số bức tranh đang được phát họa chưa được điêu khắc chắc là do công trình còn đang làm dơ dang của Vua Jayavarman VII khi ông mất.

Tầng trên cùng là sân thượng nơi được đặt những tháp đá lớn nhỏ, những tháp đá này đều có 4 gương mặt cười, người Khmer cho rằng ngôi gồm có 54 tháp lớn nhỏ tất cả tượng trưng cho 54 tỉnh lúc bấy giờ và thấy có 216 gương mặt cười khủng lồ được điêu khắc. Nhưng trên thực tế các nhà khảo cổ tìm kiếm dữ liệu chứng minh là có 49 tháp, hiện tại chỉ còn 37 tháp có khoảng 200 khuôn mặt. Đây cũng là một ẩn bí mà các nhà khảo cổ đang đấu tranh tìm kiếm sự thật về ngôi đền có bao nhiêu tháp, hiện tại ngôi đền đã đổ nát trầm trọng chỉ còn lại một phần nên cũng rất khó xác định chính xác.

Tại trung tâm ngôi đền có tượng Đức Phật như bị phá hủy bởi khi Vua Jayavarman VII mất, vua kế tiếp theo đạo Ấn Độ Giáo nên đã cho phá hủy bức tượng Phật, sau này các nhà khảo cổ đã tìm thấy các mãnh vở ở dưới giếng nước và đem lên phục hồi lại bức tượng, hiện tại bức tượng Phật được trưng bày ngay trung tâm của đền.

Hiện nay đền được phục hồi và được bảo vệ, hàng nằm chính phủ Nhật vẫn viện trợ chi phí để phục hồi và bảo vệ ngôi đền Bayon. Đây là một di sản thế giới nên thu hút rất nhiều du khách trong và quốc tế đến đây tham quan và khám phá vẻ quyền bí của ngôi đền. Ngôi đền càng ngày trở nên nổi tiếng thế giới, hầu hết các du khách quê tế đi du lịch Campuchia đều ghé tham quan khám phá ngôi đền Bayon, ngôi đền đã góp phần phát triển ngành du lịch tại Campuchia hiện nay.

Đền Banteay Kdei

Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Campuchia theo đạo Phật và thu hút nhiều tín đồ Phật giáo hành hương từ nhiều quốc gia đến tham quan. Đền tọa lạc ở Đông Nam Ta Prohm và đông của Angkor Thơm. Đền được xây dựng cuối thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII. Ngôi đền Phật giáo này được xây dựng theo phong cách Bayon, tương tự như cấu trúc của Ta Prohm và Preah Khan. Người xây dựng Đền Banteay Kdei là vua Jayavarman VII cho các thầy giáo tại Angkor. Đền Banteay Kdei theo Phật giáo vì thế các tín đồ Phật giáo hành hương ở đại phương cũng như khắp mọi miền trong và ngoài nước đều đến đây. Đền Banteay Kdei được mệnh danh như tế bào của các nhà sư vậy.

den Banteay Kdei

Điểm đặc sắc của điểm tham quan Campuchia như Đền Banteay Kdei chính là đã xây dựng gần 10 thế kỷ. Ngôi đền có kiến trúc như ngôi đền Bayon nhưng thêm nữa một số nét kiến trúc độc đáo khác, tạo nên một tổng thể hài hòa nhưng cũng đầy thần bí. Hiện nay, Đền Banteay Kdei rơi vào hiện trạng hư hỏng khá nặng. Một số kiến trúc lớn của đền đã bị sụp đổ. Tuy nhiên, địa điểm tham quan Campuchia này vẫn thu hút rất nhiều lượt khách tham quan bởi ngoài hành hương, du khách còn có thể khám phá tôn giáo và nền văn hóa độc đáo toát ra từ vẻ đẹp huyền hoặc của ngôi đền này.

Ở đây, các bức tượng Phật đa phần đều bị hư hỏng. Một phần do xây dựng thời đó chưa chất lượng nhưng phần lớn là do sự băng hoại của thời gian. Thế nhưng, ai đến Đền Banteay Kdei chiêm bái đều cảm nhận sự linh thiêng cũng như kỳ bí khi bước chân vào đền. Vẻ cao quý toát lên từ những bức tượng được bàn tay tinh xảo, lành nghề điêu khắc, chạm trổ. Các đường nét hoa văn cầu kỳ thể hiện sự sáng tạo tuyệt đẹp của nghệ nhân từ mấy bao thế kỷ trước. Với hai bức tường lớn kéo dài bao quanh hai phòng trưng bày chính ở giữa chánh điện, trung tâm của Đền Banteay Kdei là một tòa tháp chính, cao lớn, trong đó, có rất nhiều tượng Phật lớn nhỏ đứng xung quanh.

Là một trong số ít công trình đền, chùa có niên đại lâu đời còn sót lại cho đến tận ngày nay. Banteay Kdei hiện đang được chính quyền nhà nước và người dân Campuchia quan tâm trùng tu, sửa chữa lại. Nhằm tái hiện lại một không gian Phật giáo trang nghiêm, cổ kính; dành cho du khách du lịch và Phật tử hành hương có một điểm đến vừa tâm linh vừa lung linh, diễm lệ để chiêm ngưỡng.

Nếu du khách muốn khám phá một nét đẹp hoang sơ, những không gian đồ sộ, đặc sắc của kiến trúc đền, tháp Campuchia, thì Banteay Kdei sẽ là một lựa chọn đúng đắn nhất.

Đền Banteay Srei

Đền Banteay Srei được xem là thánh địa của các nữ chiến binh ở Campuchia. Ngôi đền được xây dựng để thờ thần Hindu và Shiva. Đền Banteay Srei như một mô hình thu nhỏ đầy tinh tế của Angkor Wat nằm giữa một khu rừng cổ tích bao la và huyền bí.

Đền Banteay Srei vào thế kỉ thứ 10 còn gọi là “Tribhuvanamahesvara” nằm ở khu vực Angkor, Siem Riep ở Campuchia, ngôi đền này nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km về phía đông bắc của các cụm đền từng thuộc về kinh đô cổ đại của Yasodharapura và Angkor Thom.

Ngôi đền được bao bọc bởi một con hào dài hàng trăm cây số giữa khu rừng rậm âm u rồi tiến thẳng ra sông Mê Kông. Đền Banteay Srei được nhắc đến như một viên ngọc quý hay một trang sức của nghệ thuật Angkor.

Ngoi den Banteay Srei tai Campuchia

Đền chủ yếu được xây dựng bằng chất liệu là đá sa thạch nhỏ, nhiều bức tranh nghệ thuật điêu khắc tuyệt mỹ được chạm trổ trên những đá ong và đá sa thạch đỏ, những bức phù điêu có hoa văn tinh tế và khéo léo đến từng chi tiết. Ngoài các bức phù điêu, tại đây còn có các tượng Phật sư, các con sư tử và các vị thần linh được điêu khắc tỉ mỉ đến những chi tiết nhỏ nhất. Trên sân nhỏ giữa đền ở vòng trong có ba đền thờ: kiến trúc đền thờ phía Bắc thờ thần Vishnu, đền trung tâm và đền phía Nam thờ thần Shiva.

Du khách cũng có thể kết hợp chuyến đi thăm đền Banteay Srei với một vòng đi dạo bờ sông Thousand Lingas ở đền Kbal Spean và đền Beng Mealea hoặc đền Banteay Samre và đền Phnom Bok.

Đền Pre Rup

Pre Rup là khu đền thờ dành cho tang lễ nên kiến trúc đẹp nhất với những ngôi tháp hình núi cao 3 tầng bằng sa thạch, có những cánh cửa chạm trổ tỉ mỉ. Tuy phần lớn đổ nát nên cũng đang được Pháp phục chế nhưng ai cũng có thể thấy cái đẹp của ngôi đền vào buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống.

Nằm trong khu phức hợp quần thể Angkor nằm về hướng Nam của Đông BaRay trong khu phức hợp các đền đài trong thời kỳ vua Rajendravarman. Sau triều đại vua Jayavarman ngự trị, nơi kinh thành lúc bấy giờ kéo dài từ Angkor đến Kor Ker. Tọa lạc chỉ ngay ở phía Nam của Đông Baray, Pre Rup được sắp xếp trên một trục Bắc-Nam với Đông Mebon là đền thờ, một sáng tạo của người dân dưới triều vua Rajendravarman trị vì. Pre Rup đã được dành riêng để thờ thần các thần Hindu Shiva.

den pre rup

Ngôi đền có một hình vuông và chu vi là 4 bức tường bao bọc. Từ cổng chính vào đền là cụm 5 tháp nằm cạnh bức tường. Đáng lý ra phải 6 tháp, thế nhưng cho đến bây giờ người ta vẫn không hiểu, tại sao người ta lại không xây dựng tháp thứ 6. Năm tháp này được xây dựng theo trục Bắc Nam. Còn tháp thứ 6, dường như chưa bao giờ được xây dựng.

Thông qua một cửa tiếp tục di chuyển lên trên đền là 2 thư viện nằm 2 bên trên đường đi bộ riêng. Bước vào các cấp độ cao hơn là tượng các sư tử đá ngồi ,có tất cả 12 con. Ở phía trên, năm tháp được bố trí trong một khuôn mẫu, ở mỗi góc của hình vuông là một tháp và ở giữa là tháp trung tâm. Vị thần được tạc đứng bảo vệ tại một trong hai bên của khu vực trung tâm tháp ở cửa Đông.

Ngôi đền núi này có kiến trúc và nghệ thuật cấp cao. Những cánh cửa được chạm khắc tuyệt đẹp và tinh tế với mức độ tăng dần, đó cũng là một nơi cho du khách một tầm nhìn tuyệt vời tới vùng nông thôn xung quanh. Các chi tiết trạm trổ da dạng và công phu, được giữ gìn và bảo quản tốt. Theo truyền thống đây được coi là một ngôi đền của tổ chức tang lễ, nhưng trong thực tế, đền thờ này là của JayavarmaII. Tầm quan trọngtrong lịch sử ngôi đền là nó là ngôi đền thứ hai được xây dựng sau khi thủ đô trở lại Angkor từ Koh Ker sau một thời gian biến động chính trị. East Mebon là ngôi đền đầu tiên dược xây dựng sau khi trở lại Angkor, diễn ra trước thời điểm xây đền này hơn một thập kỷ trước đó.

Đền Ta Prohm 

“Điêu tàn, hoang phế và sức mạnh ghê gớm của tự nhiên” là những cảm xúc thường trực mà du khách khi bước chân vào Ta Prohm – ngôi đền đã được chọn làm bối cảnh trong một bộ phim do Hollywood thưc hiện bộ phim “Bí Mật Ngôi Mộ Cổ”.

Đền Ta Prohm nằm trong quần thể Angkor và được nhà vua Khmer Jayavarman VII xây theo phong cách Bayon vào khoảng thế kỷ 12 để làm tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Tương truyền rằng, để xây ngôi đền nằm trong diện tích 1km chiều dài và 700m chiều rộng này, nhà vua đã tiêu tốn đến 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và vô vàn đá quý.

Ta Prohm

Những chiếc rễ to lớn như những con trăn oằn oài thân mình theo bức tường thành dài ngoẵng; có những chiếc rễ cắm thẳng từ trên đỉnh đền xuống, chọc thủng đá ở nóc đền rồi cắm sâu vào nền đất như đóng chiếc cọc vững chắc cho ngôi đền. Đến với Ta Prohm, người ta sẽ phải ngỡ ngàng trước những công trình ngổn ngang mà đẹp đẽ của cây chen đá.

Ta Prohm có cấu trúc theo dạng đền “phẳng”, một dạng mô tip khá quen thuộc của hầu hết các ngôi đền Khmer. Nhưng đến với Ta Prohm, du khách còn được nghe kể về các truyền thuyết bí ẩn khác như câu chuyện về bức tường đá gắn đầy kim cương của lăng mộ thân mẫu vua Jayavarman VII hay câu chuyện về những căn phòng cầu nguyện – nơi mà du khách chỉ cần giơ bàn tay vỗ vào lồng ngực, lập tức những tiếng vọng rất to sẽ vang lên một cách lạ lùng và bí ẩn. Nơi đây là một nơi kỳ bí đáng để du khách đến khám phá.

Những điều cần lưu ý khi đi thăm các ngôi đền ở Campuchia

Thuê xe: Nếu muốn tham quan các ngôi đền ở đây thuận lợi, bạn cần thuê một chiếc xe đạp (nếu rành đường) hoặc một người lái xe tuk-tuk, họ sẽ đưa bạn đi đến bất cứ ngôi đền nào bạn muốn. Không chỉ có vậy, đó còn là những người hướng dẫn cừ khôi để bạn tìm hiểu thêm về lịch sử các ngôi đền.

Đi vào lúc sáng sớm: Muốn thưởng thức vẻ đẹp hoàn hảo của các ngôi đền thì bạn nên đi vào sáng sớm khi mặt trời con chưa thức giấc. Đây là thời điểm đẹp nhất để bạn có thể ngắm nhìn mặt trời mọc và không phải chen lấn với đám đông để vào thăm ngôi đền.

Trang phục kín đáo: Đây là một địa chỉ tâm linh nên cần thiết nhất là du khách phải mang trang phục kín đáo. Tránh những loại áo không có tay, quần ngắn hoặc những chiếc váy cao quá gối.

Đến với đất nước Campuchia, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, kì vĩ; thưởng thức những món ăn ngon đặc sản với hương vị đặc trưng, mà du khách còn được chiêm ngưỡng những ngôi đền Angkor hùng vĩ, trầm mặc của vùng đất huyền thoại này. Vé máy bay giá rẻ đi Campuchia của Airbooking sẽ giúp du khách ghi dấu lại những kỷ niệm tuyệt vời đến khó lòng quên được trong hành trình du lịch của mình.