[kkstarratings]
Những người dân nước Nga họ đã chọn ngày 7 tháng giêng hàng năm để làm lễ kỷ niệm Giáng sinh đạo Chính Thống vào, và có rất nhiều điều thú vị nữa trong lễ giáng sinh, nước Nga đón Giáng sinh vào chung một ngày, nhưng từ năm 1582 tại châu Âu xuất hiện lịch Grigori (lịch mới), còn ở Nga họ vẫn sử dụng lịch Julian (lịch cũ) cho tới thời Xô-viết mới đổi, do vậy mà đạo Chính Thống phương Đông bao gồm có Nga và các nước đông Âu tổ chức đón Giáng sinh cùng nhau vào ngày mùng 7 tháng 1 hàng năm, muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của Công giáo (25/12) tại châu Mỹ, tây Âu, châu Úc và một số nước ở châu Phi.
Năm 1917 lễ Giáng sinh đã bị cấm trên toàn nước Nga cho đến năm 1992 mùa lễ giáng sinh chính thức mới đã được tổ chức trở lại trên khắp đất nước Nga.
Trước ngày lễ giáng sinh chính thức bắt đầu, trên khắp đất nước Nga diễn ra Lễ kỷ niệm Mùa Vọng kéo dài 40 ngày là khoảng thời gian người dân Nga ăn chay theo những quy định riêng, nhằm cầu mong điều may mắn và mùa vụ bội thu. Trong những ngày này, mọi người không được phép ăn thịt, trứng, sữa hay mỡ động vật. Riêng các ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu không được phép ăn cá và uống rượu. Các ngày còn lại trong tuần thì được phép ăn thức ăn với dầu thực vật. Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay tuy nhiên họ chỉ được phép ăn các món thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc lên. Trong buổi tối này mọi người thường quay quần xung quanh những đống lửa lớn vì họ cho rằng lửa sẽ xua đi bóng tối để bắt đầu một năm với mùa màng bội thu và giúp cho linh hồn của những người đã khuất không bị lạnh lẽo.
Các món ăn truyền thống trong bữa tối cuối cùng của lễ Mùa Vọng thường là: sochivo hoặc kutia một cháo làm từ lúa mì hoặc cơm ăn với mật ong, trái cây (đặc biệt là hoa quả và trái cây sấy khô như nho khô), quả óc chó băm nhỏ hoặc đôi khi thậm chí các loại thạch trái cây.
Trong quá khứ, một số gia đình sẽ ném một thìa sochivo lên trên trần nhà. Nếu nó bị mắc kẹt vào trần nhà, thì có nghĩa là họ sẽ gặp may mắn và sẽ có một vụ thu hoạch tốt.
Trong ngày đầu tiên của Giáng sinh, vào ngày mùng 7 tháng 1 các bà vợ phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị để cho bàn ăn lúc nào cũng đủ 12 món. Trong đó bắt buộc phải có hai món đó là cháo đặc nấu từ lúa mì hoặc đại mạch và nho khô. Các ông chồng sẽ đi thăm họ hàng, bà con hàng xóm và những người thân quen. Theo phong tục của nước Nga họ không tặng quà cho nhau vào ngày đầu tiên này. Ngày thứ hai đến lượt các bà vợ được đi chơi, thăm hỏi, còn các ông chồng khi đó thì phải ở nhà.
Ở Nga, Giáng Sinh chính là ngày lễ lớn thứ hai trong năm và mang nặng tính chất gia đình chứ không phải là ngày lễ “xã hội hóa” như Noel của Cơ đốc giáo. Vào đêm này, người Nga sẽ làm bàn tiệc để thiết đãi nhau với nhiều món ăn khác nhau, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cỗ, có nhà còn chuẩn bị thêm cả vị trí dành cho những thành viên trong gia đình đã qua đời như kiểu mâm cỗ của ta. Bữa tối này được gọi là “Bữa tối Linh thiêng” (Святой вечер), thường được làm rất lớn, cũng vì đây là ngày vừa kết thúc một kỳ ăn chay. Bữa tiệc này được bắt đầu khi có một ngôi sao đầu tiên xuất hiện ở trên bầu trời. Bàn ăn được trải bằng một tấm khăn trải bàn màu trắng – biểu trưng cho tấm vải che phủ Chúa hài đồng. Ở các vùng thôn quê người ta còn đặt rơm xung quanh bàn ăn tượng trưng cho máng cỏ và nhất thiết phải có một cây nến rất to soi sáng cho cả bàn ăn, điều này tượng trưng cho ánh sáng của Chúa.
Theo truyền thống của người Nga, trước khi vào lễ người cha trong gia đình sẽ đọc kinh cầu nguyện Chúa và nói “Đức Chúa Giáng sinh”, sau đó các thành viên trong gia đình sẽ cùng đồng thanh hát vài câu Thánh ca về Đức Chúa”. Còn người mẹ của gia đình sẽ làm dấu thánh với mật ong chấm lên tất cả mọi người có mặt trong bữa tiệc và nói to: “Nhân danh Đức Chúa và các Thánh thần, cầu cho mọi sự ngọt ngào và những điều tốt lành sẽ đến với mọi người trong năm mới”. Ở đây có một chú ý: ở lần chấm thứ 4 (hoặc lần cuối cùng) 5 ngón tay chụm lại làm dấu Thánh của Chính thống giáo đặt ở bên ngực trái, còn người theo Cơ đốc giáo đặt bên ngực phải.
Thức ăn trong bữa tiệc Giáng sinh thường khác nhau trên từng vùng miền, nhưng truyền thống nhất vẫn làm theo 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa:
– Kutya, là một món tráng miệng làm từ ngũ cốc (lúa mì…), nho khô, mật ong và hạt anh túc. Ngũ cốc tượng trưng cho hy vọng, mật ong: hạnh phúc, hạt cây: thái bình. Món Kutya được dùng trong cùng một chiếc đĩa, để tượng trưng cho sự đoàn kết hòa hợp.
– Pagach, là một chiếc bánh mỳ lớn đặt bên cạnh cây nến.
– Súp Zaprashka, (hành và bột mì), với nấm.
– Tỏi.
– Mật ong.
– Cá tuyết hoặc các loại cá khác nướng.
– Trái cây tươi hoặc khô.
– Hạnh quả.
– Thịt, cơm và đậu đen.
– Đậu Hà lan hoặc đậu lăng.
– Canh nấu với một ít khoai tây.
– Bobalki (Nấu một ít với hạt hoặc bắp cải)
– Đồ uống.
Người Nga họ lại không trang trí cây thông Nô-en nhưng mọi nơi, nhưng họ lại tạo ra một cây khác gọi là cây Evergreen (cây xanh mãi mãi). Nó còn được gọi với cái tên là cây năm mới.
Ông già Tuyết trong giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như ông già noel ở phương Tây, nhưng lại mặc áo màu xanh và dắt theo một công chúa tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em.
Cho tới nay thì những phong tục đón lễ Giáng sinh vẫn được người Chính thống giáo và hầu hết người dân Nga đón nhận như là một dịp để nghỉ ngơi, chào đón năm mới và bày tỏ sự quan tâm yêu thương tới những người xung quanh. Xin mời quý khách đặt mua vé máy bay giá rẻ đi Nga để có thể đón một lễ giáng sinh với nhiều điều thú vị ở xứ sở bạch dương xinh đẹp này.
0 Comment