[kkstarratings]
Nếu đã từng đọc những tác phẩm của Victor Hugo, chắc hẳn du khách sẽ biết thủ đô Paris có một mê cung của những đường hầm và cống ngầm dài hàng trăm cây số chạy chằng chịt như mạng nhện. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, một vài nhánh của hệ thống đường hầm đó sẽ dẫn du khách tới một nghĩa trang dưới lòng đất – nơi an táng hơn 6 triệu xác chết tại kinh đô ánh sáng.
Catacombes de Paris (Hầm mộ Paris) còn có tên gọi khác là Ossuaire municipal – Nghĩa trang thành phố. Hàng trăm năm trước, căn hầm mộ dài hơn 300km, sâu khoảng 60m nằm dưới lòng Paris này là một mỏ đá được khai thác nhằm mục đích xây dựng thành phố.
Cuối thế kỷ XVIII, các nghĩa trang tại Paris rơi vào tình trạng chật chội, gặp nhiều vấn đề về vệ sinh sau khi phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch hạch thế kỷ XIV. Riêng tại Pháp, trong thập niên 1340, có 7 triệu người đã thiệt mạng bởi căn bệnh được mệnh danh là “Cái chết đen”. Chính đại dịch này đã góp phần đẩy các nghĩa trang ở Paris lúc đó vào tình trạng quá tải. Đây cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự ra đời của Hầm mộ Paris. Năm 1785, Hội đồng Quốc gia Pháp tuyên bố sẽ dẹp bỏ nghĩa trang Innocents tại khu phố Les Halles, cải tạo lại khu mỏ đá cũ ở ngoại ô và chuyển toàn bộ hài cốt về đó. Lúc này, nơi đây là tàn tích của một nghĩa trang có từ khoảng thế kỷ X với 2 triệu người được chôn cất. Lượng hài cốt và hố chôn được tạo mới vào thời điểm đó vô cùng nhiều, có lúc đã khiến các bức tường xung quanh Hầm mộ Paris đứng trước nguy cơ sập đổ.
Từ khi thành lập, địa điểm rùng rợn này đã gây ra nhiều sự tò mò cho cả người dân lẫn các chính khách nổi tiếng. Những người như bá tước Artois, hoàng đế Napoleon III hay vua Francois I của Áo đều từng có dịp viếng thăm hầm mộ dưới lòng đất này. Tuy nhiên, những tư liệu lịch sử cụ thể về các chuyến thăm trên đều không nhiều, thậm chí nội dung còn không được tiết lộ ra bên ngoài.
Do đặc thù là một hầm mỏ cũ, Catacombes de Paris có rất nhiều lối vào. Thậm chí, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu chôn cất người quá cố, chính quyền thời đó còn cải tạo lại khu mộ để dễ dàng đưa các xác chết xuống lòng đất. Họ thiết kế những đường hầm bí mật dẫn từ nghĩa trang tới tầng hầm của các nhà thờ, bệnh viện ở Paris, tạo thành một mê cung chằng chịt ngay dưới chân “kinh đô ánh sáng”.
Với cấu trúc địa hình phức tạp, không khó hiểu nếu như những người tới Catacombes de Paris sẽ bỡ ngỡ và đi lạc vài ba lần. Thậm chí, tại hầm mộ này đã từng xảy ra những sự kiện vô cùng bi đát. Nổi tiếng nhất chính là câu chuyện về hồn ma ai oán của Philibert Aspairt.
Philibert Aspairt vốn là người gác cổng của bệnh viện Val-de-Grace trong thời kì diễn ra cách mạng Pháp. Tháng 11/1793, người đàn ông này đã quyết định lợi dụng đường hầm Catacombes de Paris để đi tìm được loại rượu Chartreuse nổi tiếng dưới hầm của một tu viện ở Paris, gần Jardin de Luxembourg. Tuy nhiên, Philibert đã lạc đường. Đáng ngạc nhiên hơn, người đàn ông này không thể tìm thấy lối ra và mất ngay trong mê cung của Catacombes de Paris. Mãi tới 11 năm sau, người dân mới phát hiện ra thi thể của Philibert và quyết định an táng ông ngay tại đây. Dòng chữ trên tấm bia: “Tưởng nhớ Philibert Aspairt đã lạc trong hầm mộ ngày 3/11/1973 và được tìm thấy 11 năm sau, mai táng tại đây – vào ngày 3/4/1984.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, tới thập niên 1980, Hầm mộ Paris lại một lần nữa thu hút được sự chú ý của công chúng. Môt số nghệ sỹ Pháp sau khi viếng thăm địa danh này đã nảy ra cảm hứng xây dựng tại đây các công trình nghệ thuật. Họ trang trí căn hầm bằng việc xếp xương người và chạm khắc những thành phố thu nhỏ lên đá. Người Pháp gọi những nghệ sĩ này là các Cataphiles (người sống dưới hầm mộ).
Năm 2005, một phần rất nhỏ của căn hầm mộ được mở cửa cho khách du lịch vào tham quan. Lối đi là những con dốc tối om, xuyên qua cái cửa chỉ một người chui lọt để bước xuống những bậc thang. Bên trong, một mê cung màu cát gồm những phòng trưng bày, những hốc tường và vô số ngóc ngách dần hiện ra. Người ta phải lội lõm bõm trong bùn hay trườn đi trong những đường hầm chật hẹp. Điều này càng khiến cho người đi có cảm giác họ đang tiến sâu vào lòng đất, sắp chạm đến ranh giới của thế giới bên kia.
Ở khu vực sâu nhất, khoảng hơn 30m, là những hầm mộ, chứa hài cốt lâu đời của những nghĩa trang quá tải. Hiện nay, một phần nhỏ của nghĩa địa này được mở cửa đón tiếp công chúng vào thăm quan. Và rùng rợn hơn, phần còn lại của hầm mộ, theo lời đồn đại, do một đội quân đặc biệt là các hồn ma và xác chết canh giữ, không cho bất kỳ ai bén mảng tới.
Hệ thống hầm mộ ngầm có khoảng 185 dặm đường hầm và hành lang ngầm đan xen dưới lòng Paris, hầu hết làm bằng những khối đá vôi cổ từng được dùng để xây dựng thủ đô nước Pháp. Ngoài ra còn có hệ thống dây cáp điện và điện thoại chằng chịt dưới lòng đất…
Vì hầm mộ còn khá nhiều điều bí hiểm nên nó cũng bị nhiều kẻ gian lợi dụng để phục vụ cho mục đích xấu của mình. Người dân Paris lo sợ rằng tù nhân nhà tù Sante có thể âm mưu vượt ngục hoặc tệ hơn, bọn khủng bố có thể lọt vào khu vực ngầm này để đặt bom khủng bố.
Nơi đây không chỉ hấp dẫn những ai yêu thích cảm giác mạnh, muốn khám phá những điều ký bí mà nó còn là đề tài hấp dẫn thu hút các đoàn làm phim. Tuy nhiên, vì nằm sâu dưới lòng đất nên hầm ngầm có thể bị thiếu khí ô xi, có thể du khách sẽ bị ngộp. Trên các bức tường đi vào hầm mộ ngầm được trát bằng xương người, có những khí độc lẫn trong không khí, không tốt cho những ai có bệnh tim và không đảm bảo sức khỏe.
Với vé máy bay giá rẻ đi Pháp của Airbooking, du khách hãy một lần đặt chân đến lãnh địa ngầm bí ẩn ở Paris để thử cảm giác một chút lạnh gáy, một chút run chân, một chút hồi hộp. Đây không còn là một điểm tham quan thông thường mà nó là nơi kích thích sự tưởng tượng và lòng ham muốn phiêu lưu, khám phá những điều bí hiểm.
0 Comment