[kkstarratings]

Philippines không chỉ hút hồn du khách bởi những bãi biển xanh trải dài vô tận, mà còn bởi sự pha trộn giữa nền văn hóa của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Lễ hội được tổ chức quanh năm ở Philippines, mỗi một lễ hội đều mang những nét văn hóa và truyền thống đặc trưng khác nhau. Mỗi lễ hội lại là một sự pha trộn hài hào giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Chính vì vậy nó đã tạo nên một sức hút kỳ lạ đối với du khách tham quan và những người dân địa phương.

1. Lễ hội Ati-Atihan

Nếu đến Kalibo, trung tâm tỉnh Aklan ở đảo Panay, Philippines vào tuần thứ 3 của tháng 1, du khách sẽ được tham dự lễ hội hoành tráng nhất và lâu đời nhất của đất nước này. Đây là dịp để người dân Philippines tôn vinh chúa hài đồng, vị thần hộ mệnh cho cả nước. Cứ đến dịp này, Kalibo lại trở nên sôi động với những trang phục đầy màu sắc, những vũ điệu hoang dã cùng tiếng trống rộn ràng khắp nơi.

Lễ hội Ati-Atihan bắt nguồn từ thế kỷ XIII khi một nhóm người Mã Lai đến đây nhập cư. Để dễ dàng hòa nhập với người dân bản địa có làn da tối màu, họ đã sơn mặt mình thành màu đen rồi ca hát, nhảy múa bày tỏ sự biết ơn vì đã được chu cấp đồ ăn và đất để sinh sống. Ngày nay, để giữ nguyên nguồn gốc xa xưa này, những người tham gia vào cuộc diễu hành chính trong lễ hội cũng sơn mặt bằng bồ hóng và mặc những bộ trang phục dân tộc màu sắc rực rỡ.

le hoi ati tihan

Dù kéo dài trong một tuần nhưng tiêu điểm của lễ hội này lại là 3 ngày cuối cùng từ thứ Sáu đến Chủ nhật. Đặc biệt, Chủ nhật là ngày trọng đại nhất với màn rước tượng chúa hài đồng từ nhà thờ Kalibo đến công viên Pastrana gần đó. Lễ rước linh đình này đã trở thành một cuộc diễu hành thu hút rất nhiều người tham gia.

Không chỉ có vậy, Ati-Atihan còn hấp dẫn du khách với cuộc thi nhảy múa ngoài trời. Để tham gia cuộc thi này, những vũ công của các nhóm dự thi đã phải chuẩn bị hàng tuần trước khi biểu diễn. Mỗi một đội gồm 40 đến 50 người sẽ đại diện cho địa phương mình sinh sống để tham gia và cố gắng giành được tiền thưởng.

Tuy nhiên, cứ đến thời gian này là các khách sạn và khu nghỉ dưỡng quanh đây lại kín chỗ vì đã được đặt hết phòng từ cả tháng trước. Nếu chẳng may không thể tìm cho mình một phòng trong khách sạn, du khách cũng có thể thuê tạm một phòng trọ ở những nhà dân quanh đó để nghỉ chân. Một điểm đáng chú ý nữa là dù lễ hội được tổ chức rất hoành tráng và kéo dài trong nhiều ngày nhưng vẫn luôn có cảnh sát đảm bảo an ninh. Hơn nữa, sau khi tham gia lễ hội, du khách cũng có thể đến bãi biển Boracay cách đó chỉ chưa đến một giờ đi ô tô để vui chơi và tắm biển.

2. Lễ hội Sinulog

Đây là lễ hội rất độc đáo tại Cebu vào tháng 1 hàng năm, thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan. Lễ hội được tổ chức trên toàn bộ đất nước Philippines và người ta mất rất nhiều thời gian, đến vài tháng trời để chuẩn bị cho lễ hội này. Bản thân lễ hội chính cũng kéo dài đến cả tuần, là một trong những sự kiện tôn giáo tưng bừng nhất trên quốc đảo này, nổi bật nhất là ngày lễ mang tên Sinulog, diễn ra trên thành phố Cebu.

Sinulog

Là một lễ hội Thiên chúa giáo nhưng sự kiện tổ chức tại Philippines lại mang đậm màu sắc Đông Nam Á với những màn diễu hành đường phố, những điệu múa cổ truyền. Cái tên Sinulog bắt nguồn từ từ địa phương: sulog, để chỉ chuyển động của điệu múa, nhẹ nhàng, uyển chuyển như dòng nước.

Ngoài các màn biểu diễn chính, là tâm điểm thu hút sự chú ý của du khách, những người ghé qua Cebu vào dịp lễ hội còn có cơ hội nếm thử các món ăn đường phố đặc trưng Philippines, mua những sản phẩm thủ công truyền thống độc đáo như vải dệt, đồ mây tre… Đặc biệt, họ được chiêm ngưỡng những nhan sắc đẹp nhất ở Cebu trong cuộc thi hoa hậu Sinulog.

3. Lễ hội Dinagyang

Dinagyang là một lễ hội tôn giáo và văn hóa của thành phố Iloilo, Philippines được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ tư của tháng 1, hoặc ngay sau lễ Sinulog ở Cebu và Ati-Atihan ở Aklan kết thúc. Nó được tổ chức để tôn vinh các Santo Niño và chào mừng sự trở về của người Panay định cư ở Malaysia.

le hoi Dinagyang

Phần chính của lễ hội bao gồm một số “bộ lạc”, được gọi là “tribus”, phải là thành viên của bộ tộc Ati nhảy múa trong lễ kỷ niệm. Có một số yêu cầu khi tham gia lễ hội, bao gồm cả những người biểu diễn phải sơn da màu nâu và chỉ có vật liệu bản địa có thể được sử dụng cho trang phục. Tất cả các điệu nhảy đều được thực hiện với trống.

4. Lễ hội Sandugo

Lễ hội này được kéo dài suốt tháng 7 tại thành phố Bohol. Lễ hội Sandugo là lễ hội được tổ chức sự kiện thảo thuận hòa bình giữa Datu Sikatuna và tướng Miguel Lopez de Ledazpi được ký kết vào tháng 7 năm 1565 sau một cuộc giao tranh đãm máu.

le hoi sadugo

Đây là dịp lễ hội mà hàng ngàn người từ khắp các nơi trên Philippines cũng như các khách du lịch từ các nước khác đổ xô đến Bohol để chứng kiến cuộc diễu hành đường phố, giải thi đấu thể thao, tái hiện lịch sử nhỏ gọn máu và đá gà.

5. Lễ hội MassKara

Lễ hội MassKara – lễ hội của những nụ cười diễn ra vào tháng 10 hàng năm tại thành phố Bacolod, đảo Visayas, Philippines. Cái tên MassKara là sự kết hợp của từ tiếng Anh “mass” – nhiều người và tiếng Tây Ban Nha “cara” – mặt. Vì vậy, MassKara có nghĩa là “rất nhiều gương mặt cười”. Điều này giải thích điểm nổi bật của lễ hội chính là những chiếc mặt nạ với nụ cười rạng rỡ.

MassKara

Ngày nay, lễ hội MassKara đã trở thành một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Philippines, thu hút nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch tới tham dự.

6. Lễ hội Moriones

Lễ hội Moriones trên đảo Marinduque (Philippines) kéo dài một tuần, từ 14 đến 20/4, được gọi là tuần lễ Thánh. Đây là ngày lễ quan trọng nhất với người Philippines.

Moriones Festival

Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương sẽ đeo khẩu trang, mặc trang phục hóa trang độc đáo và đeo mặt nạ có hình thú kỳ lạ, mô phỏng lại hình ảnh của những người lính La Mã. Trên tay họ sẽ cầm vũ khí bằng gỗ để mổ phỏng lại các cuộc chiến đấu trước đây. Bạn cũng có thể tìm thấy những bức tượng các chiến binh La Mã với tỷ lệ như người thật tại bến cảng Balanacan.

7. Lễ hội Pahiyas

Pahiyas

Được tổ chức ngày 15 tháng 5 hàng năm, Pahiyas là một trong những lễ hội rực rỡ nhất ở Philippines. Cũng giống như hàng trăm lễ hội khác của quốc gia này, đây cũng là lễ để tôn vinh một vị thánh. Lễ hội Pahiyas được tổ chức để vinh danh thánh Isidro Labrador, vị thánh ban phát mùa màng cho người nông dân.

Lễ hội này được tổ chức ở Lucban, Sariaya, Tayabas và những thị trấn khác trong tỉnh Quezon, phía nam Manila.

8. Lễ hội Kadayawan

Lễ hội Kadayawan là một lễ hội diễn ra hàng năm vào tuần thứ 3 của tháng 8 tại thành phố Davao, Philippines. Tên gọi của nó có nguồn gốc từ thân thiện chào “Madayaw” từ Dabawenyo từ “dayaw”, có nghĩa là tốt, có giá trị, cao hay đẹp.

Kadayawan Festival

Lễ hội là một kỷ niệm cho cuộc sống tươi đẹp, một Lễ Tạ ơn cho những món quà của thiên nhiên, sự giàu có của văn hóa, kết quả của thu hoạch và thanh thản của cuộc sống.

9. Lễ hội Panagbenga

Từ “Panagbenga” trong tiếng Philippines có nghĩa là “trăm hoa đua nở”. Không giống như các lễ hội khác, lễ hội hoa Panagbenga kéo dài đến tận 1 tháng với cao điểm hoạt động là vào những ngày cuối tuần.

Panagbenga

Lễ hội được tổ chức vào tháng 2 hàng năm tại thành phố Baguio. Lúc này, khắp đường phố sẽ ngập tràn những xe hoa được trang trí lộng lẫy và những vũ công xinh đẹp, rất lý tưởng cho những ai ưa thích hội hè và vẻ đẹp của hoa.

10. Lễ hội Taong Putik

Đây là lễ hội của người Công giáo được tổ chức tại làng Biblicat thuộc thị trấn Aliaga, tỉnh Nueva Ecija (vùng III – nhóm đảo Luzon) vào ngày 24 tháng 6 hàng năm.

Tham gia lễ hội Taong Putik, mọi người đều phải bôi bùn lên người từ đầu đến chân và khoác lên mình những loại dây leo như nho, lá chuối, cỏ khô… mô phỏng cách phục trang “hoang dã” của thánh John khi kêu gọi sám hối và cử hành các nghi thức thanh tẩy năm xưa. Những người này sẽ đến những gia đình khác để xin của bố thí (thường là nến hoặc tiền để mua nến dâng lên vị thánh mà họ tôn thờ. Những người từ chối ủng hộ sẽ bị trét bùn lên mặt và người. Sau đó họ tập trung tại nhà thờ của thị trấn để thắp nến cầu nguyện, tạ ơn và thể hiện lòng tôn kính đối với vị thánh, nghe bài thuyết giảng và tham dự nghi thức thánh thể. Sau khi nhận phép lành cuối lễ của vị chủ tế, đoàn rước sẽ tuần hành dọc các con phố chính của làng Biblicat tại thị trấn Aliaga, dẫn đầu là kiệu cung nghinh thánh John được các giáo dân khiêng trên vai, theo sau là đoàn người trát đầy bùn với những trang phục bằng lá trông rất “hoang dã”…

putik

Lễ hội Taong Putik, ngoài ý nghĩa tôn giáo là dịp ôn lại điển tích xưa để mọi người sám hối về những lỗi lầm thiếu sót trong cuộc đời mình, tạ ơn Thiên Chúa về những ân sủng Ngài đã yêu thương ban tặng qua trung gian thánh John, còn mang cả ý nghĩa xã hội khi cầu bình an, sức khỏe cho người thân, cầu mùa màng bội thu, công việc làm ăn thuận lợi, đời sống ấm no hạnh phúc… Tuy mang nặng ý nghĩa tôn giáo, “Taong Putik” vẫn là một lễ hội đường phố đúng nghĩa, có giá trị đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cộng đồng…

11. Lễ hội Lechon

Lechon theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là heo quay, heo quay là một món ăn được yêu thích nhất ở Philippines. Họ thích ăn thịt heo quay đến mức mà hàng năm họ đều tổ chức một lễ hội Heo. Hằng năm, khoảng thời gian từ 12 tháng 9 đến 19 tháng 9 người dân Philippines tổ chức lễ hội heo.

le hoi heo

Để ngày hội được diễn ra, người dân phải chuẩn bị heo trong đó heo sau khi được  sơ chế xong sẽ được người ta cho vào bụng đầy hành tây, sả, hạt tiêu, lá dứa và ướp nửa giờ. Sau đó quay mấy giờ, đến khi da heo thơm giòn có màu đỏ đậm mới dừng. Heo quay là món ăn truyền thống phải có trong bất cứ lễ hội nào.

Philippines là môt quốc đảo có bản sắc văn hóa dân tộc vô cùng độc đáo và cá tính. Đặt mua vé máy bay giá rẻ đi Philippines của Airbooking để tham dự các lễ hội truyền thống và cũng là cơ hội tuyệt vời để quý khách khám phá văn hóa của quốc đảo này.