[kkstarratings]
Đến với Trung Quốc, du khách như được lạc vào thế giới của muôn vàn kỳ quan nổi tiếng thế giới. Với diện tích 3.705.000m vuông, Trung Quốc mang trên mình những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, đặc biệt hệ thống chùa chiền của một đất nước theo đạo Phật. Vì thế, những ngôi chùa nổi tiếng ở đây cũng là điểm tham quan thú vị dành cho du khách có trong tay tấm vé máy bay giá rẻ đi Trung Quốc của Airbooking.
Chùa Bạch Mã
Đây là ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc, nằm cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền đông Trung Quốc 6 dặm. Đó là nơi được các đệ tử Phật gia công nhận là nơi ở của các tổ sư Phật giáo và là nơi Phật Pháp được truyền dạy.
Ngôi chùa được Hán Minh Đế (29– 75 SCN) xây dựng, bắt nguồn một giấc mơ thấy ở một nơi phong cảnh nên thơ có một vị Thần lấp lánh ánh vàng kim bay đến cung điện của ông.
Chùa Bạch Mã hiện nay rộng 47.840 thước vuông và có hơn 100 gian điện đường thờ phượng. Các điện lớn được đặt trên một đường trung tâm chạy theo hướng Bắc-Nam, và từ cửa vào trong theo hướng núi theo thứ tự như sau: Thiên Vương điện, Đại Phật điện, Đại Hùng bảo điện, Tiếp Dẫn điện, và Phật điện Bì Lô các.
Ở giữa chính điện, tức là Đại Phật điện để thờ cúng là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi nghiêm trang trên đài sen, tay phải cầm nhẹ bông hoa, hai bên phải trái của Ngài có hai đệ tử Ca-Diếp và A-Nan đứng hầu, và hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền ngồi đó, với hai thiên nữ đứng hầu đằng sau.
Tại góc Đông Nam của Đại Phật điện, có treo một quả chuông sắt từ triều đại nhà Minh, nặng khoảng 5.525 cân Anh. Người ta nói rằng vào những đêm có gió nhẹ thổi hoặc buổi sáng sớm mát mẻ, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể truyền đi hàng chục dặm, và quả chuông lớn treo trên gác chuông ở con đường phía Đông thành nội cũng có thể cộng hưởng mà vang tiếng cùng với nó; vì thế cảnh tượng có thể diễn tả như là “Chuông chùa vang vọng Phạm Vương cung, hạ thông Địa phủ chấn u linh.”
Sau Đại Phật điện là tới Đại Hùng Bảo điện, nơi thờ cúng ba vị Phật của tam thế là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư. Hai bên có 18 vị La Hán chia ra đứng hầu, với tư thế và điệu bộ khác nhau. Các bức tượng La Hán này là rất quý giá, bởi vì chúng được đúc một cách tinh xảo, sử dụng chất liệu lụa và sợi gai dầu có từ thời nhà Nguyên (1271 – 1368).
Tiếp theo Đại Hùng điện là Tiếp Dẫn điện, và cuối cùng là Phật điện Bì Lô Các. Phật điện Bì Lô các được xây dựng vào thời nhà Đường (618- 907), là nơi thờ Phật Bì Lô. Pháp thân thanh tịnh của Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đứng bên cạnh. Trên bia đá phía sau Bì Lô các có khắc “Tứ Thập Nhị Chương Kinh”.
Phía Đông Bắc và Tây Nam của chùa Bạch Mã là mộ phần của hai vị Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Khoảng 220 thước về phía Đông Nam của ngôi chùa là một tòa tháp cao 26 thước với 13 tầng được xây bằng gạch, gọi là “Vân Tháp”. Ban đầu, tháp được đặt tên là Thích Ca Xá Lợi tháp, Kim Phương tháp, hay Bạch Mã Tự tháp. Nó được xây dựng vào thời nhà Đường, sau đó bị phá hủy trong thời nhà Tống, và rồi được trùng tu lại trong thời nhà Kim (1115- 1234).
Những địa điểm hấp dẫn du khách nhất trong Bạch Mã Tự bao gồm: Thanh Lương đài, Dạ Bán chuông, Vân Tháp, Đằng Lan mộ, Đoạn Văn bi và Phần Kinh đài.
Chùa Hàn Sơn
Đây là ngôi chùa cổ nằm ở phía Tây của trấn Phong Kiều, Tô Châu. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ VI, thuộc niên hiệu Thiên Giám (502-519) thời vua Lương Võ Đế nhà Lương, với tên gọi ban đầu là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện.
Trong loạn Thái Bình Thiên Quốc, chùa bị phá hủy và được xây lại năm 1905. Đến khoảng niên hiệu Trinh Quán (627-649) thời Đường Thái Tông, tên gọi Hàn Sơn mới được đặt, nhằm tưởng nhớ đến một vị sư trụ trì nơi đây. Sau những thăng trầm của lịch sử, chùa Hàn Sơn đã được các triều đại từ Tống tới Thanh gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay.
Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 10.600m2. Các công trình kiến trúc chính của chùa gồm có Đại hùng Bảo điện, Tàng kinh các và Tháp chuông. Mỗi công trình đều có những nét độc đáo và giá trị riêng.
Chùa Hàn Sơn không chỉ thu hút du khách bằng những câu chuyện kể ly kỳ mà còn là nguồn cảm hứng vô tận của bao lớp thi nhân. Trước phong cảnh hữu tình miền sông nước Giang Nam, nhà thơ Trương Kế đời Đường đã viết nên những vần thơ Đường bất hủ, đó là bài Phong Kiều Dạ Bạc, bài thơ diễn tả về một đêm trăng tàn chợt nghe văng vẳng tiếng chuông đêm từ cổ tự Hàn Sơn.
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.”
Dịch thơ:
“Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”.
Nguyễn Hàm Ninh dịch (1808-1867)
Ngày nay, khi đến viếng chùa Hàn Sơn, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức bích họa nổi tiếng mang tên “Hàn Sơn – Thập Đắc” được khắc trên đá của danh họa La Sính Sở đời nhà Thanh, thủ bút của thư pháp gia nổi danh Trương Xư Liêu đời Tống qua bộ kinh Kim Cương, hoặc khám phá Tàng kinh các – nơi lưu trữ kinh thư của nhà Phật. Ngoài ra, chùa Hàn Sơn còn có hệ thống tượng Phật, Tôn hành giả, Thập bát La Hán, các bia đá ghi lại những vần thơ tuyệt tác của các thi nhân ở Trường Lang và cũng không quên nhắc đến những cái chuông đã làm nên cái hồn cho Hàn Sơn tự, nhất là vào những đêm trừ tịch, khi 108 tiếng chuông ngân vang lên giữa đêm, người ta mới cảm hết được cái thần và hồn của Phong Kiều Dạ Bạc trên bến nước Cô Tô.
Cũng chính vì tiếng chuông chùa Hàn Sơn nổi tiếng như thế, cho nên hàng năm, đúng vào lúc giao thừa, chùa Hàn Sơn lại tổ chức Lễ hội thỉnh Đại hồng chung trang trọng, 108 tiếng chuông sẽ được gióng lên ngân nga. 108 tiếng chuông biểu trưng cho 108 phiền não mà con người thường phải đối mặt trong cuộc sống. Lễ hội này thường thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến tham gia. Người ta tin rằng, người nào nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn vào đêm giao thừa thì 108 phiền não cũng sẽ được bay đi theo gió và trong năm mới không còn phiền muộn nữa.
Chùa Hàn Sơn được xếp vào danh mục một trong mười ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Trung Hoa. Vì thế, mỗi năm có đến hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến viếng chùa và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vùng sông nước Cô Tô.
Chùa Sùng Thánh
Chùa Sùng Thánh được du khách Trung Quốc và du khách trên toàn thế giới biết đến là một ngôi chùa lớn nhất Trung Quốc. Hàng năm, số lượng du khách đến tham quan và lễ chùa vô cùng lớn. Nằm tại tỉnh Vân Nam, ngôi chùa này đã tồn tại mấy trăm năm, đây đã từng được coi là thủ đô của Phật giáo Trung Quốc. Sùng Khánh Tự có khuôn viên khá đẹp, khi xưa, ngôi chùa có đến ba tháp, bảy lầu, chín điện rất rộng. Tổng cộng, Sùng Khánh Tự có đến 890 gian để thờ cúng, với số lượng nhiều như vậy, du khách muốn tham quan chùa không thể tham quan hết trong một ngày.
Tham quan xung quanh chùa, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều tượng Phật với nhiều kích thước khác nhau lên tới 11.400 tượng lớn nhỏ với chất liệu và nghệ thuật điêu khắc khác nhau. Nếu đến Vân Nam, du khách có thể nghe một tên khác của Sùng Khánh Tự là Thiên Long tự, nơi tu hành của các vị vua Đại Lý sau khi rời bỏ ngôi vị của mình, kể từ đó, ngôi chùa này càng nổi tiếng hơn và được nhiều phật tử biết đến.
Ngày nay, hình ảnh ngôi chùa Sùng Thánh Tự được biết đến với 3 ngọn tháp cổ kính được sắp xếp theo hình tam giác cân, chiều cao của 3 tháp này khác nhau. Cao nhất là tháp Thiên Tuần có tới 16 tầng được xây trước, tháp này cao đến 69,13m hiện nay vẫn đang được tu sửa và bảo tồn, hai tháp còn lại cao 42,1m nằm ở hai bên đằng sau của tháp chính. Đây được coi là công trình đứng vững qua rất nhiều những biến cố lịch sử thăng trầm và những biến động về địa lý.
Quần thể khu chùa Sùng Khánh Tự đang ngày càng thu hút khách du lịch đến tìm hiểu về những nét kiến trúc độc đáo và nền Phật Giáo Trung Quốc.
Chùa Liuhe
Theo nghĩa đen có nghĩa là “Chùa 6 nốt nhạc hoà âm”, kỳ quan kiến trúc này nằm ở chân đồi Yuelun ở Hàng Châu, Trung Quốc. Đây là ngôi chùa cổ nhất, được xem là di tích còn sót lại từ khi Hàng Châu trở thành một trung tâm thương mại cho đến nay.
Được đặt tên theo 6 pháp lệnh Phật giáo, chùa Liuhe lần đầu tiên được xây dựng trong suốt thời đại nhà Tống ở phương Bắc (từ năm 960 đến 1127 sau CN), để ngăn chặn những dòng thủy triều lớn ở cửa sông Qiangtang.
Ngôi chùa có hình bát giác được xây dựng hoàn toàn từ gạch và gỗ, có độ cao 196 feet (tương đương 60m). Từng tầng của toà bảo tháp cao 7 tầng này được trang trí với những bức tranh vẽ và chạm khắc rất độc đáo của những loài hoa cũng như muôn loài động vật, chúng có thể được kết nối với nhau thông qua một hệ thống cầu thang xoắn ốc ở bên trong.
Chùa Sakayamuni
Sakayamuni cao 221 feet tương đương 66,5 m được coi là chùa cổ xưa nhất được làm hoàn toàn bằng gỗ ở Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay. Theo lịch sử của chùa thì Sakayamuni là một ngôi đền lớn, được xây dựng dưới thời nhà Liêu. Trải qua 900 năm tồn tại ngôi chùa đã chứng kiến biết bao biến đổi của tự nhiên và đời sống con người, nhất là nó phải hứng chịu những trận động đất cực mạnh. Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ bức tượng khổng lồ của vị Phật Sakayamuni, được đặt bên trong tầng tháp đầu tiên.
Chùa Big Wild Goose
Chùa Big Wild Goose được coi là một kiệt tác của kiến trúc Phật giáo nhờ vào phong cách đơn giản nhưng đầy lôi cuốn, là nơi linh thiêng dành cho các Phật tử.
Nằm ở Tây An, một trong bốn thủ đô cổ đại của Trung Quốc, chùa nổi tiếng Big Wild Goose là một biểu tượng của văn hóa Trung Quốc đồng thời cũng là nơi linh thiêng dành cho các Phật tử. Nó được coi là một kiệt tác của kiến trúc Phật giáo nhờ vào phong cách đơn giản nhưng đầy lôi cuốn của nó. Cái tên “Big Wild Goose” (con ngỗng trời lớn) xuất phát từ một truyền thuyết nói rằng: một con ngỗng trời bị gãy cánh và rơi vào vị trí của ngôi chùa, khi một nhóm các nhà sư Phật giáo đang cầu nguyện. Với chiều cao 211,6 feet (67m), chùa Big Wild Goose có thể nhìn thấy từ các khách sạn tại Tây An.
Chùa Yellow Crane
Được biết đến như là “Cảnh quan đầu tiên dưới thiên đàng”, chùa Yellow Crane là một trong những tòa bảo tháp nổi tiếng nhất ở phía Nam sông Dương Tử và là một biểu tượng của thành phố Vũ Hán. Được xây dựng lần đầu tiên vào thời Tam Quốc bởi Sun Quan, một vị vua của nhà Ngô, chùa Yellow Crane từng được sử dụng như là một tháp canh cho quân đội của ông ta. Trải qua hàng thế kỷ, nó mất đi chức năng phục vụ cho mục đích quân sự của mình và trở thành một địa điểm nổi tiếng với vẻ đẹp phong cảnh gây ấn tượng mạnh, được ca ngợi trong những tác phẩm thơ văn và bài hát.
Mặc dù nó đã bị phá hủy rất nhiều lần bởi những đám cháy, nhưng danh tiếng của nó khiến cho lần nào cũng được người dân xây dựng lại. Kiến trúc hiện hữu như bây giờ có từ năm 1985 và thiết kế của nó phỏng theo hình ảnh triều đại nhà Thanh.
Chùa Tianning
Không chỉ là một kiến trúc tôn giáo của Trung Hoa, mà chùa Tianning còn là ngôi chùa cao nhất trên thế giới. Ngôi chùa này đã có từ thời nhà Đường (từ năm 618 – 907 Công nguyên). Trong suốt 1.350 năm qua, nó đã bị phá huỷ và được xây dựng lại 5 lần.
Chùa Tianning cao 154m, gồm 13 toà và một ngọn tháp vàng óng mọc thẳng lên bầu trời. Loại gỗ vô cùng bền chắc được mang về từ Miến Điện và 75 tấn đồng cùng vàng đã được sử dụng trong việc xây dựng công trình đáng kinh ngạc này. Chùa Tianning cao hơn 7,2 m so với kim tự tháp Khufu ở Ai Cập và có một cái chuông đồng khổng lồ nặng 30 tấn mà tiếng vang của nó có thể xa tới hơn 5 km. Ngôi chùa có mái dốc làm bằng đồng và các hoạ tiết trang trí được làm bằng ngọc bích. Đỉnh chùa là một tháp nhọn làm bằng vàng ròng nguyên chất, mái chùa cũng được lợp ngói màu vàng. Bên trong chùa có nhiều tác phẩm trang trí bằng ngọc bích. Đặc biệt, tiếng của chiếc chuông đồng khổng lồ treo ở trên tầng trên cùng của toà tháp có thể nghe thấy ở cách xa 5km.
Chùa Leifeng
Được xây dựng vào năm 975, bởi vị vua của vương quốc Wuyue, để chào mừng sự ra đời của con trai ông, chùa Leifeng nhanh chóng trở thành một trong những công trình nổi tiếng nhất tại Trung Quốc. Với kiến trúc hình bát giác, ngôi chùa gồm 5 tầng được xây dựng từ gạch và gỗ, khiến cho nó dễ bị cháy. Thật không may, kiến trúc này phải chịu hang loạt thiệt hại trong nhiều thế kỷ. Vào năm 1924, nó đột nhiên bị sụp đổ.
Do sự nổi tiếng của nó như là một điểm thu hút du lịch và có nhiều giá trị lịch sử, chùa Leifeng được xây dựng lại và khánh thành vào năm 2002.
Viếng thăm những ngôi chùa nổi tiếng cũng là điều rất thú vị của mỗi du khách khi có dịp đến với đất nước Trung Quốc xinh đẹp này. Vé máy bay giá rẻ của Airbooking sẽ giúp du khách ghi dấu lại những kỷ niệm tuyệt vời đến khó lòng quên được khi đặt chân đến Trung Quốc.
0 Comment