[kkstarratings]
Guốc gỗ Hà Lan – một đồ vật đặc biệt của người dân Hà Lan đã trở nên phổ biến trong suốt 700 năm qua và là một bộ phận quan trọng cấu thành phục trang dân tộc của Hà Lan.
Hà Lan là nước thấp hơn mực nước biển, mùa đông giá rét, độ ẩm cao, mặt đất tích nước. Các sông hồ luôn đóng băng vào mùa đông khiến cho việc trồng trọt trở nên khó khăn. Khắc phục sự khó khăn đó, người Hà Lan đã sáng tạo một loại guốc đặc biệt, giúp họ có thể đi trên những con đường đặc quánh bùn. Ngày xưa, nông dân ở đây rất nghèo khổ, đến nỗi không thể mua nổi đôi giày nhưng cũng không thể đi chân không trên băng giá. Thế là họ khoét rộng miếng gỗ, tạo thành một cái đế chắc chắn, mũi guốc vểnh lên như chiếc thuyền. Trong lòng guốc thêm rơm nên đi vào vừa êm vừa ấm áp. Từ đó guốc gỗ được lưu hành rộng rãi ở Hà Lan.
Bên cạnh đó, đất nước Hà Lan còn sở hữu những cánh rừng bạch dương bạt ngàn, có chất gỗ tốt, từ đó họ đã sản xuất ra những đôi guốc gỗ tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng lại là những đôi guốc hỗ trợ người dân rất tốt trong cuộc sống hàng ngày. Các loại gỗ thường được chọn để đóng guốc như: gỗ cây dương tía, cây liễu, cây tần bì… Chiếc guốc ra đời nhằm giúp họ di chuyển dễ hơn qua các vùng đầm lầy ẩm ướt, giúp chân họ không bị bò dẫm lên khi thực hiện công việc vắt sữa bò.
Ban đầu, chỉ có đế guốc được làm bằng gỗ còn quai guốc được làm bằng da và gim chặt vào thành đế bởi các loại đinh nhỏ. Dần dần, để bảo vệ đôi chân khỏi mùa đông băng giá, người dân Hà Lan đã thay thế hoàn toàn quai da bởi gỗ.
Những chiếc guốc đầu tiên còn giữ màu gỗ trơn trông rất mộc mạc, vào năm 1550 họa sĩ Pieter Brueghel the Elder là người đầu tiên phác họa những nét hoa văn trang trí lên đôi guốc truyền thống này, đồng thời tạo nên nét đặc sắc cho đôi guốc gỗ Hà Lan. Những đôi guốc được sơn màu da cam truyền thống và trang trí hình chú sư tử Hà Lan hay màu quốc kỳ: đỏ, trắng, xanh da trời. Khi đi đôi guốc này vào mùa đông sẽ thấy ấm, mùa hè sẽ thấy mát và không sợ dính nước hay bị vật sắc nhọn đâm vào chân. Những người lao động, đặc biệt là nông dân và ngư dân thường đi guốc gỗ đi làm. Trẻ em cũng đi guốc gỗ đi học.
Làng nghề guốc gỗ tại Hà Lan vì thế cũng được hình thành từ những năm 1570. Trước đây, guốc gỗ tuy được làm bằng tay nhưng rất khéo léo. Mỗi đôi đều phảicân đối, tương xứng. Đôi guốc được xử lý ít nhất 25 lần trong suốt quá trình sản xuất. Để biến một khúc gỗ thô thành một chiếc guốc trang trí bắt mắt, quá trình này kéo dài đến tận một tháng. Đến đầu thế kỷ 20, máy móc sản xuất guốc gỗ bắt đầu xuất hiện ở Hà Lan. Các sản phẩm ra đời ngày càng đa dạng, giá thành rẻ hơn. Ngày nay, các khâu đẽo, gọt đều sử dụng bằng máy móc. Khi sử dụng mô hình kỹ thuật, các bộ phận bên trong đôi guốc chỉ cần khoảng 2 phút là hoàn thiện xong. Sở hữu những cánh rừng bạch dương bạt ngàn với chất gỗ tốt, người thợ đã sản xuất ra những đôi guốc gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng hữu ích với người dân trong cuộc sống hàng ngày.
Ở Hà Lan, guốc gỗ còn là vật đính ước, trở thành một phong tục truyền thống trong lễ cưới. Khi đính hôn, người chồng sắp cưới thường làm một đôi guốc gỗ thanh lịch dành tặng vợ sắp cưới. Bởi thời xưa, bàn chân được quan niệm như một biểu tượng của sự khiêu gợi, quyến rũ. Trao tặng những đôi guốc cưới đã trở thành một phong tục đẹp lâu đời của đất nước Hà Lan. Những họa tiết tinh tế trên guốc như thể hiện niềm tin, sự hy vọng, tình yêu thủy chung của đôi uyên ương. Một họa tiết điển hình thường bắt gặp ở mỗi đôi guốc chính là hai trái tim gắn chặt nhau, kết hợp với chiếc nơ Thổ Nhĩ Kỳ như biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Từ những ngày đầu khi lễ đính hôn được thông báo, cô dâu đã có thể đi đôi guốc như một dấu hiệu để tất cả mọi người biết cô ấy sắp cưới. Cô gái có thể tiếp tục đi đôi guốc ấy khi đã trở thành vợ nhưng thường họ sẽ trưng bày đôi guốc ở vị trí trang trọng nhất trong nhà như một sự hãnh diện, tự hào. Đặc biệt, có đám cưới, chủ nhà còn tặng guốc cho cả những vị khách đến dự.
Chiếc guốc gỗ còn góp mặt trong các điệu nhảy truyền thống, Klompendanskunt, ở các lễ hội của làng mạc Hà Lan xưa và nay. Guốc để nhảy được đóng bởi gỗ tần bì, với màu sắc trang trí bắt mắt và nhẹ hơn bình thường. Các vũ công sẽ tạo ra các điệu nhảy vui nhộn bằng cách gõ mũi và đế guốc xuống sàn gỗ. Hẳn du khách sẽ vô cùng thích thú khi chứng kiến điệu nhảy vui nhộn này!
Ngày nay, mặc dù ngành công nghiệp da giày ở Hà Lan đã phát triển song nhiều người nông dân và ngư dân vẫn giữ thói quen đi guốc gỗ. Ở đâu tại Hà Lan cũng có thể bắt gặp hình ảnh guốc gỗ, có thể ở trong vườn, trước cửa hay treo trên tường nhà. Trong các gia đình Hà Lan vẫn luôn có chỗ dành riêng cho đôi guốc gỗ. Ngay cả tại lễ hội đua thuyền, người dân cũng thiết kế những chiếc thuyền giống hình chiếc guốc. Mỗi lần đến thăm đất nước Hà Lan, du khách đều có thể tìm mua những đôi guốc gỗ làm kỷ niệm với nhiều kích cỡ khác nhau, từ những đôi guốc mini để làm móc treo chìa khóa đến những đôi guốc khổng lồ để trưng bày. Guốc gỗ đã trở thành biểu tượng của Hà Lan, là nét đẹp văn hóa của riêng xứ sở hoa tulip.
Một chiếc cối xay gió to bự hay một bó hoa tulip khó mà du khách có thể mang về để làm quà tặng cho bạn bè nhưng những chiếc guốc gỗ nhỏ xinh có thể dễ dàng để vào hành lý. Vậy thì còn chần chờ gì mà du khách không mua những đôi guốc gỗ xinh xắn này trong chuyến du lịch cùng vé máy bay giá rẻ đi Hà Lan của Airbooking?
0 Comment