[kkstarratings]

Đến với công trình này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cấu trúc độc đáo và tìm hiểu về giá trị lịch sử đặc biệt gắn liền với thời gian của đất nước Nga. Khải hoàn môn Narva là một biểu tượng kỉ niệm chiến thắng của quân Nga trước Napoleon. Ngoài kiến trúc độc đáo thì Khải Hoàn Môn Narva còn có một giá trị lịch sử đặc biệt: nó tượng trưng cho sức mạnh lòng yêu nước và tinh thần anh dũng của các chiến sĩ Nga trong chiến đấu bảo vệ đất nước.

Đến với Nga, du khách sẽ thấy Khải Hoàn Môn Narva được dựng riêng biệt trên quốc lộ Narva, để chào đón các chiến sĩ Nga quay trở về từ nước ngoài sau khi họ đã đánh bại Napoleon. Cánh cổng này nằm ở khoảng giữa quảng trường Ploshchad Stachek và con kênh đào Obvodny.

khai hoan mon narva

Trước đây Khải hoàn môn Narva vốn được xây dựng bằng gỗ theo đồ án của kiến trúc sư theo trường phái kinh điển nổi tiếng người Ý tên là Dzhakomo Quarenghi. Ông Quarenghi còn là tác giả của Sảnh đường hòa nhạc, Cung điện Alexander ở Pushkin và học viện Smolny ở St. Peterburg.

Đến năm 1820 cánh cổng bằng gỗ đã được dở bỏ và được một kiến trúc sư nổi tiếng ở Nga Vasily Stasov xây dựng lại theo đúng kết cấu nguyên bản của Quarenghi. Ông Stasov đã cho xây dựng khải hoàn môn mới trên đường Peterhof gần cây cầu bắc qua sông Tarakanovka. Và để xây dựng công trình này, con sông Tarakanovka đã bị lấp kín. Vào ngày 26 tháng 8 năm 1827, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 năm trận đánh Borodino, tại nơi đây đã khởi công để xây dựng công trình Khải hoàn Môn mới, trước sự hiện diện của các quan chức, binh sĩ và các cựu chiến binh trong cuộc chiến năm 1812.

Tuy nhiên công trình Khải hoàn môn này kéo dài đến tận 1830 mới bắt đầu được xây dựng, sau những cuộc tranh luận về vật liệu cần được sử dụng để xây dựng mặt tiền của khu cổng mới này. Sau đó, Stasov đã đề xuất xây dựng cổng bằng gạch và dùng những tấm đồng để ốp cho mặt tiền. Ý tưởng này của ông là một sáng kiến tốt và nó đã đánh dấu bước đổi mới trong ngành xây dựng ở Nga nói riêng và ở trên toàn Tây Âu nói chung vào thời kỳ đó. Những tấm đồng được ốp trước mặt tiền, các chi tiết trạm khắc và trang trí bằng đồng trên khu cổng, đều do các phân xưởng của địa phương chế tạo. Công trình chính thức mở cửa vào ngày 17 tháng 8 năm 1834.

Ngoài kiến trúc sư Stasov – một bậc thầy về trang trí và điêu khắc và đồng thời cũng là cha đẻ của cánh cổng còn rất nhiều nghệ sĩ khác góp phần tạo nên sự hoàn hảo độc đáo của khải hoàn môn.

khai hoan mon narva 2

Khi quan sát phía trên của Khải hoàn môn du khách sẽ thấy trên nóc của khải hoàn môn, có một cỗ xe chiến thắng hùng vĩ do sáu con ngựa Pony đang kéo đi. Cỗ xe và những con ngựa đều được gò bằng đồng, do nhà điêu khắc Peter Klodt của Nga chế tác. Một người phụ nữ dũng mãnh và duyên dáng, đang dang tay cầm vòng vòng nguyệt quế chiến thắng đứng trên cỗ xe ngựa, là do Stepan Pimenov, một nhà điêu khắc của Nga chế tác

Các hình tượng hoa mỹ lộng lẫy được gắn trên các cột khải hoàn môn, là do hai nhà điêu khắc của Nga tên là M. Krilov và N. Tokarev hoàn thành.

Hai pho tượng chiến Nga cổ đại phía trước, được gò bằng đồng đã tạo nên hình ảnh người phụ nữ có cánh trên khải hoàn môn, đó là một sự nhân cách hóa của niềm vinh quang.

khai hoan mon narva 3

Trong thế chiến thứ hai, toàn bộ Khải Hoàn Môn bị hư hại nghiêm trọng, nhưng sau đó được phục hồi lại nguyên bản một cách cẩn trọng vào năm 1951.

Xét về mặt lịch sử Khải Hoàn Môn Narva có một ý nghĩa lịch sử vĩ đại – đó là một chiến thắng rực rỡ của người Nga trước Napoleon trong cuộc chiến năm 1812. Khải hoàn môn Narva là niềm tự hào của dân tộc Nga, là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi du lịch Nga.