[kkstarratings]

Campuchia là một trong những đất nước có các địa điểm du lịch mới và hấp dẫn trên thế giới. Ở Campuchia nổi tiếng với ngôi đền Angkok Wat thuộc thủ đô Phnom Pênh, đây được coi là địa điểm diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống lớn của người dân bản địa. Mỗi lễ hội truyền thống đều mang một nét riêng. Cùng Airbooking tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu của đất nước này nhé!

1. Ngày quốc khánh Campuchia (09/11)

Đây là ngày kỉ niệm độc lập của đất nước Campuchia sau khi bị thực dân Pháp đô hộ. Tượng đài độc lập nằm tại trung tâm Phnom Penh được thắp sáng ngọn lửa chiến thắng dưới sự chứng kiến của toàn thể người dân Campuchia. Ngoài ra thì cũng có một vài hoạt động văn hoá, diễu hành trên đại lộ Norodom và đốt pháo hoa vào buổi tối. Du khách có thể ghé tham quan tượng đài Độc lập trong chuyến du lịch Campuchia của mình.

tuong dai doc lap campuchia

2. Kỷ niệm Ngày chiến thắng chế độ Diệt chủng (07/01)

Đây là ngày lễ rất đặc biệt đối với người dân Campuchia vì nó đánh dấu sự kiện đất nước thoát khỏi nạn diệt chủng của thời Khmer Đỏ. Vào ngày này, các cuộc diễu hành thường được chính phủ Campuchia tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân đã mất.

ngay chien thang che do diet chung

3. Tết Chôl Chnăm Thmây

Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới.

Tết được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó.

Đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống trong nhưng ngày tết, chúng ta sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Nào là chuẩn bị ăn mặc gọn đẹp, nhang, đèn, gạo, rượu, thịt, làm bánh…để phục vụ cho việc ăn uống, đãi khách và dâng cho nhà chùa. Mọi người sửa sang bàn thờPhật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào…

Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cha mẹ, ông bà tập hợp con cháu lại , ngồi xếp chân về một phía trước bàn thờ tổ tiên, đốt nhang đèn, vái ba cái để tiễn đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới, mong được ban phúc lành. Họ tin rằng Têvêđa là ông tiên được trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian.

Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt, theo quan niệm của người Khơme. Mọi người được tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Acha, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sưtụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.

Le Tet co truyen Chol Chnam Thmay

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu thừa, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, người ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp được điều lành. Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa.

Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnăm Thmây được kết thúc.

Trong ba ngày hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, người ta đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa… Các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp aday, hát dùkê, múa rômvông.

4. Lễ hội Bom Chaul Chnam

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của xừ sở Chùa Tháp mà những vị khách đi du lịch Campuchia không nên bỏ qua khi cho dịp chiêm ngưỡng và hòa mình vào lễ hội truyền thống này.

Bom Chaul Chnam còn được biết đến là lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công, một lễ hội rất quan trọng của người dân Khmer, được tổ chứa vào 3 ngày tính từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hàng năm. Một lễ hội vô cùng ý nghĩa đối với một đất nước có nền văn minh nông nghiệp từ lâu đời, thậm chí bạn sẽ còn bắt gặp lễ hội này khi đến những đất nước khác như Thái Lan, Lào và Myanmar.

Bom Chaul Chnam là một lễ hội thể hiện sự vui mừng của người dân khi được mùa bội thu và cũng là một sự thể hiện lòng biết ơn của mọi người với sự phù trợ của những vị thần, thánh đã phù trợ cho người nông dân một vụ mùa màng vô cùng tươi tốt.

bom chaul chnam

Trước lễ hội, người dân thường sẽ dọn dẹp và chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho dịp lễ hội. Khi lễ hội đến, mọi người gặp gỡ nhau, chúc mừng và té nước lên nhau như sự chúc phúc trong niềm hy vọng một vụ mùa năng suất cao hơn trong năm sắp tới. Với người dân Campuchia, nước mang đến những điều tốt đẹp và thịnh vượng, họ chẳng những giật nước lên mọi người xung quanh mà họ còn té nước vào cả nhà cửa, động vật và những công cụ sản xuất. Một lễ hội mang đậm tính truyền thống dân tộc của người dân Khmer.

5. Sinh nhật của Đức vua Campuchia

Đức vua kỉ niệm ngày sinh nhật của mình chỉ đơn giản là cúng dường cho nhà sư và tặng đồ cho người nghèo ở Campuchia. Nhưng Chính phủ sẽ cho người dân nghỉ 3 ngày. Trên đường phố treo rất nhiều biểu ngữ và có các buổi nhảy múa để chúc mừng sinh nhật Đức vua Campuchia.

6. Lễ hội rước nến Meak Bochea

le hoi makha bucha

Meak Bochea là một lễ hội rất quan trọng ở Campuchia. Nó được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài. Thường diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hàng năm, các phật tử ăn mừng bằng cách tham gia rước nến ở một ngôi chùa gần đó.

7. Ngày Tổ tiên – Pchum Ben

Pchum Ben

Pchum Ben là một ngày lễ hết sức thiêng liêng với người dân Campuchia. Vào ngày này, họ thường đến thăm ít nhất 7 ngôi chùa để cúng cầu an cho người thân đã mất và thắp nến dẫn đường cho các linh hồn. Người Khmer cũng rải gạo trên sân xung quanh chùa để những linh hồn tổ tiên có thể ăn được.

8. Lễ cày bừa Hoàng gia (Pithi Chrat Preah Neanng Korl)

le cay bua hoang gia campuchia

Đây là một trong các lễ hội nổi tiếng, đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của mùa trồng lúa ở Campuchia. Người dân Khmer tin rằng buổi lễ có thể đem lại một vụ mùa bội thu, tránh được hạn hán và lũ lụt.

9. Lễ hội nước – Bon Om Touk

Lễ hội nước Bon Om Touk ở Campuchia còn được gọi là Bon Om Thook, Bonn Om Teuk hay Bon Om Tuk do cách đánh vần trong tiếng Khmer. Lễ hội diễn ra mỗi năm một lần, vào ngày trăng tròn trong tháng Phật giáo. Nó được tổ chức để kỉ niệm một sự kiện thiên nhiên đó là dòng nước chảy ngược giữa biển Hồ và sông Mê Kông.

Biển Hồ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ngư dân và nông dân ở Campuchia. Nó cung cấp nguồn tôm cá dồi dào và phù sa bồi đắp cho đồng ruộng. Nên không có gì ngạc nhiên khi người dân Khmer tổ chức lễ hội nước Bon Om Touk ở Campuchia trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Có 3 buổi lễ nhỏ trong lễ hội nước Bon Om Touk đặc sắc ở Campuchia

Loy Pratip: là một cuộc diễu hành trên sông vào buổi tối. Cả con sông sẽ sáng rực rỡ bởi những ánh đèn trên các con thuyền.

Sampeas Preah Khe: là buổi cầu nguyện mặt trăng. Trăng tròn luôn được xem như một dấu hiệu tốt cho mùa thu hoạch sắp tới. Vì thế trong lễ hội nước Bon Om Touk, người dân Campuchia luôn cầu nguyện dưới mặt trăng để có được vụ mùa bội thu.

Auk Ambok: vào lúc nửa đêm, buổi lễ được tổ chức tại đền và người dân sẽ ăn Ambok – một món ăn ngày lễ. Ambok đơn giản chỉ là món cơm được cán dẹt, chiên lên và ăn chung với chuối, dừa.

Và một câu chuyện thú vị về lễ hội nước Bon Om Touk là lúc xưa, nhà vua đã ra lệnh cho lực lượng hải quân Hoàng gia chuẩn bị một trận giả chiến trong ngày lễ hội. Du khách có thể xem lại cảnh tượng ấy tại đền Bayon – một điểm tham quan rất nổi tiếng trong các tour du lịch Campuchia. Trận hải chiến ấy đã được khắc vào tường đá ở đền và hình ảnh các con thuyền cũng không có nhiều khác biệt so với các con thuyền trong các cuộc đua trên biển Hồ ngày nay.

Lễ hội nước Bon Om Touk ở Campuchia kéo dài suốt 3 ngày. Người dân được nghỉ lễ và kéo nhau ra bờ sông để ăn mừng. Các cuộc đua thuyền đặc sắc trên sông chính là điểm thu hút nhất của lễ hội. Ngoài ra thì cũng có các buổi biểu diễn âm nhạc và điệu múa truyền thống của người Khmer.

Bon Om Touk

Khi đi du lịch Campuchia vào thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ thấy một bầu không khí tưng bừng và náo nhiệt. Người dân địa phương tập trung đông đúc hai bên bờ sông và rất nhiều hàng quán đồ ăn được bày bán khắp nơi.

Trên đây là những lễ hội lớn nhất của Campuchia, mỗi lễ hội mang một nét riêng, tạo ra nhiều điều thú vị cho các du khách đến đây du lịch. Hãy lên kế hoạch du lịch và đặt mua vé máy bay giá rẻ đi Campuchia của Airbooking để cùng tham gia và trải nghiệm các lễ hội hấp dẫn, thú vị cùng người dân bản xứ nơi đây nhé!