[kkstarratings]
Nếu có dịp tới Lào, du khách sẽ thấy họ dùng lời nói, kèm theo cúi đầu và chắp tay chào khi gặp người khác. Đối với người Lào, có nghĩa là lời chào. Từ này của họ thể hiện sự kính trọng, sự khiêm nhường với người khác.
Với người Lào, cúi đầu đồng thời chắp tay chào là tỏ lòng kính trọng và khiêm nhường, đó cũng là hai phẩm chất được đề cao đối với mỗi người Phương Đông. Không chỉ thế nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong cách chào của Lào nên có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Ai cúi chào trước? Cúi chào và chắp tay ở tư thế như thế nào…? Để tìm hiểu về ý nghĩa quan trọng trong cách chào hỏi của người Lào, chúng ta có thể phân ra thành hai loại “vái” và “hắp vái” (chắp tay cúi chào và chào đáp lại). Cách chào “vái” được thể hiện bằng bốn tư thế chính:
Tư thế thứ nhất, hai lòng bàn tay úp vào nhau, hướng ngón tay lên ngang mặt, đầu cúi thấp, sao cho các ngón tay chạm vào chóp múi. Đây là cách chào thể hiện sự kính trọng của người có địa vị thấp đối với người có địa vị cao hơn, hoặc của con cái với ông bà, cha mẹ. Nếu người chào cúi càng thấp người ta coi sự kính trọng càng lớn.
Tư thế thứ hai, hai tay đặt sát thân, các đầu ngón tay đặt ngang vị trí cổ, không quá cằm, đó là cách mà những người ngang hàng chào nhau như bạn bè và những người lạ chưa biết rõ địa vị của nhau.
Tư thế thứ ba, đặt hai bàn tay theo cách thông thường (hoặc thấp hơn tư thế thứ hai) đầu giữ thẳng hoặc hơi cúi. Cách này dành cho người có địa vị cao chào người có địa vị thấp hơn mình.
Tư thế thứ tư, vẫn với cách chắp tay như vậy, trán cúi thấp chạm vào gốc hai ngón tay cái và cúi mình xuống. Tư thế này thể hiện sự cung kính tột bậc giữa những người có vị trí xã hội khác nhau. Khi khoảng cách xã hội giữa hai người cách nhau quá xa thì khi chào sẽ không có sự đáp lại như người dân đối với nhà sư; hoặc em bé chào cụ già, thì cụ già chỉ đáp lại bằng cách gật đầu hay mỉm cười.
Bốn hình thức thể hiện trên đều được làm một cách thanh nhã, cử động chậm rãi. Phong thái trên biểu lộ bản tính hiền hòa, trung dung của người Lào. Nếu người “vái” không đúng các trình tự trên thì sẽ rất khó coi và đương nhiên là sẽ không được thiện cảm của người trên. Cách chào của người Lào có thể bày tỏ bất cứ lúc nào. Lúc nhận từ ai vật gì thì “vái” và nói là “khọp chay” nghĩa là “cảm ơn”. Trong trường hợp không may gây phiền hà cho ai và muốn nói lời “xin lỗi”, thì chắp tay và nói “khó thốt”. Khi tạm biệt cũng có thể chào và nói “xa bai đi” như lúc gặp nhau.
Xét trên phương diện tâm lý, khi chào người trên, người dưới luôn luôn phải chắp tay trước và người trên “hắp vái” bằng chắp tay đáp lại thì người được “vái” mặc dù có địa vị thực tế là cao hơn người “vái” nhưng vẫn cảm thấy rằng vào lúc đó mình mới thực sự được kính trọng và tôn vinh. Do đó, người nhận “vái” luôn luôn có ý thức cư xử gương mẫu, đúng mực làm cho người dưới kính phục. Điều này được thể hiện rõ rệt trong trật tự gia đình người Lào: Người cha là người đứng đầu trong gia đình theo chế độ phụ quyền và vai trò chức năng của các thành viên khác tùy thuộc vào quy luật “cao thấp” mà bao đời nay đã thấm nhuần tư tưởng của người dân đất nước giàu truyền thống văn hóa này.
Ở bình diện phi ngôn ngữ, người Việt thường cười, gật đầu, bắt tay…, người Lào thường chắp tay và cúi đầu. Ở Việt Nam, muốn tỏ ra thân thiện có thể kèm những hành động ôm eo, bá vai, bá cổ hay xoa đầu người ít tuổi hơn nhưng với người Lào bị xem là khiếm nhã. Người Lào không xoa đầu mọi người kể cả trẻ em. Hành động sờ, hay vỗ đầu một người Lào (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng kị mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích. Với người Lào việc chào hỏi bằng hành động hay đụng chạm chân tay với người đối diện có thể gây ra sự lung túng và không thoải mái đối với người xung quanh và chính bản thân người được chào hỏi
Du khách có cảm thấy thú vị với văn hóa chào hỏi của người Lào không? Hãy đặt cho mình một chiếc vé máy bay giá rẻ đi Lào của Airbooking để tự mình khám phá nhiều hơn về đất nước và con người Lào để thêm yêu nơi đây nhé!
0 Comment