[kkstarratings]
Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nước Nga có rất nhiều lễ hội đặc sắc được tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm. Đây cũng là dịp để mọi người có cơ hội đi chơi, giao lưu và gắn bó với nhau hơn. Cùng Airbooking khám phá những lễ hội đặc sắc nhất nước Nga nhé
Lễ Hội Ian Kupala Mùa Đông
Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Đây là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá. Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới.
Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Ky-tô gi o. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong gi rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông.
Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đãọ huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh.
Món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỏng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm. Chắc hẳn khi du lịch ở Nga, du khách gặp ngày Lễ này sẽ vô cùng thích thú, và nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng.
2. Lễ hội Ivan Kupala mùa hạ
Lễ hội Ivan Kupala mùa hạ khác với hội mùa đông. Trong ngày hội, các cô gái bói tìm người yêu bằng cách bện các vòng hoa, thả chúng xuống sông trong đêm Ivan Kupala. Trên các bãi cỏ trong rừng, những người mạnh bạo nhất nhảy qua đống lửa trong tiếng cười và tiếng hò hét, khích lệ của người xem. Trong đêm hội mùa hè ngắn ngủi, nam nữ thanh niên rủ nhau vào rừng, họ tin rằng, trong những cánh rừng âm u, điều huyền bí nhất có thể xảy ra.
3. Lễ hội chăn Cừu
Lễ hội chăn cừu tại Nga là một lễ hội truyền thống, thường diễn ra vào mùa xuân. Sau những ngày mùa đông, tuyết bắt đầu tan, cây cỏ, thảo nguyên bừng thức. Những con cừu bị nhốt trong chuồng, ăn cỏ khô suốt mùa đông, giờ đây được đưa lên các thảo nguyên, hít thở khí trời trong lành, ăn cỏ non. Những người chăn cừu phải tạm biệt gia đình đi theo, chăm sóc, quản lý đàn cừu. Do vậy, người ta tổ chức ngày hội chăn cừu để tiễn những người chăn cừu lên núi.
Lễ hội mở đầu bằng tiếng kèn hiệu trembita là loại kèn gỗ lớn. Đường làng đầy người lớn, trẻ con. Người chăn cừu ăn mặc quần áo dân tộc sặc sỡ nhiều màu sắc, đầu đội mũ chóp nhọn cài những chiếc lông gà trống, quần trắng hoặc đỏ, ống phồng như quả bóng, áo gi-lê bằng da cừu khâu bằng sợi dây màu, thắt lưng rộng bản, vai đeo chiếc túi da đi đường xuất hiện trong tiếng kèn, tiếng đàn vĩ cầm và các nhạc cụ dân tộc hoà thành những âm điệu hài hoà.
Trong dịp lễ hội ở Nga này, người ta nhảy các điệu nhảy dân tộc, điệu nhảy rồng rắn, mời nhau nếm pho-mát cừu thơm, tươi nhất, uống rượu sữa cừu, ăn bánh ngọt. Sau đêm hội là những ngày làm việc bình thường của người chăn cừu.
4. Lễ phục sinh
Lễ phục sinh ở Nga thường có bánh mỳ ngọt rất đặc biệt, hình tròn (còn được gọi với tên khác là bánh phục sinh). Món trứng nhiều màu sắc cũng xuất hiện nhiều trong Lễ phục sinh, người ta tặng nhau, mời nhau ăn trứng phục sinh với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người được mời.
5. Lễ hội Red hill
Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Vào dịp lễ hội, du khách sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để “mời” mùa xuân tới nhà mình vậy.
6. Lễ Maslyanitsa
Nếu đến Nga vào những ngày mùa đông, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào lễ Maslyanitsa. Đây là lễ hội ăn chay của người Nga, trước lễ hội ăn chay, người Nga sẽ tổ chức tuần lễ bánh kếp. Tuần lễ bánh kếp còn được gọi là tuần lễ điên rồ, mọi thứ sẽ bị đảo lộn, mọi người sẽ đeo mặt nạ quái dị, đàn ông mặc quần áo của đàn bà và ngược lại, … Một hình nộm rơm khổng lồ sẽ được đốt trong lễ hội để tượng trưng cho lời chào mùa đông của người Nga. Lễ hội cũng đặc trưng với nhiều món ăn ngon, đặc biệt là có rất nhiều rượu.
7. Lễ Kolyadki
Trong ngày lễ Giáng sinh thì nghi lễ Kolyadki được xem là hội tụ đầy đủ nhất văn hóa Nga trong dịp đặc biệt này. Lễ Kolyadki diễn ra, mọi người thường cầu chúc cho nhau khỏe mạnh, hạnh phúc và là cơ hội gần nhau hơn.
Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khỏe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và rǎng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội.
8. Lễ hội Cô Dắc
Đây là một lễ hội nhằm kỷ niệm nền văn hóa Cô Dắc, từ cưỡi ngựa, đấu kiếm tới âm nhạc truyền thống và ẩm thực. Văn hóa Cô Dắc cũng đang được hồi sinh, đặc biệt là trong giới trẻ. Đến điểm du lịch ở Nga Kotelnikovo, trái tim của Volgograd – miền nam nước Nga, quê hương của Lễ hội Cô Dắc. Lễ hội đang diễn ra lần đầu tiên đã mang hàng trăm người đến với nhau trong một không gian trình diễn đặc sắc nhất của văn hóa, ẩm thực người Cô Dắc.
9. Lễ hội Troitsa
Đây là 1 lễ hội dân gian ở Nga, được tổ chức rất rầm rộ. Những vật dụng như vòng, hoa được xem là hiện vật thể hiện số phận của từng người dân nơi đây. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt, mọi người cùng nhau tụ tập hát hò, nhảy múa.
Ngoài những lễ hội ở nước Nga kể trên, các du khách còn có thể được chiêm ngưỡng nhiều lễ hội khác cũng độc đáo không kém. Các lễ hội xuyên suốt trong năm nên bất cứ thời điểm nào du khách cũng có thể sắp xếp được chuyến đi vào đúng mùa lễ hội. Giờ thì thay vì ngồi nhà tưởng tượng, sao quý khách không hòa mình vào không khí náo nhiệt của các lễ hội ở nước Nga với vé máy bay giá rẻ đi Nga của Airbooking. Chắc chắn du khách sẽ không phải hối hận vì quyết định của mình.
ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đãọ huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ích phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra…
Xem thêm:
-
Những điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Nga
-
Tặng ngay 10 suất học bổng đại học dầu khí quốc gia Gubkin, LB Nga
-
Trường đại học thăm dò địa chất Moskva
Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỏng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em kho i chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng gi , bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.
0 Comment