Cứ mỗi một ngày trôi qua, ảnh hưởng của dịch bệnh covid lên toàn cảnh nền kinh tế lại thêm một nấc nặng lòng. Những thiệt hại là thấy rõ và chừng nào dịch bệnh còn kéo dài thì người lao động vẫn còn lao đao. Để duy trì kinh tế và sinh hoạt của gia đình, nhiều người đã tìm đến các dịch vụ vay tiền nhanh online như là một phương án hiệu quả cứu đói tạm thời qua mùa dịch.
Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp cũng phải đối mặt với muôn vàn bài toán khó, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ sức chống đỡ thì phá sản. Các doanh nghiệp lớn thì lỗ, thậm chí lỗ nặng. Mà một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đó chính là hàng không.
Đây là ngành nghề khá đặc thù, là ngành trọng yếu trong xã hội, nhưng khi dịch bệnh nổ ra, cùng với lệnh đóng của các quốc gia thì không chi các lãnh đạo, hàng nghìn người lao động và bản thân các doanh nghiệp hàng không khó lòng mà trụ vững.
Khủng hoảng ngành hàng không
Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), thì năm 2020 chứng kiến năm tồi tệ nhất trong lịch sử vì lý do dịch bệnh kéo dài, và lệnh phong tỏa ở nhiều nước. Lỗ lũy kế được ước tính lên tới 117 tỷ USD và có thể ở mức 39 tỷ USD trong năm 2021.
Virgin Australia trở thành hãng hàng không lớn nhất, đồng thời là hãng hàng không đầu tiên tại châu Á sụp đổ trước ảnh hưởng quá lớn của dịch bệnh Covid-19. Đây là hãng hàng không giá rẻ và cũng là hãng hàng không lớn thứ 2 tại Australia. Hãng này đã phải tạm dừng hầu hết các hoạt động với 95% chuyến bay bị cắt giảm. 80% lao động tại hãng tạm thời nghỉ việc. Suốt 2 tháng cho đến khi phá sản, hãng hàng không Virgin Australia mất sạch doanh thu.
Trong bối cảnh chung, hãng hàng không lớn thứ hai thế giới tại Mỹ Latinh là Avianca Holdings, hay hãng hàng không đầu tiên ở Nhật Bản là AirAsia Japan đều đã nộp đơn xin phá sản. Hãng bay Na Uy Norwegian Air cũng đi đến quyết định dừng hoạt động. Trong khi đó, Thai Airways International Pcl đứng trước khả năng trở thành hãng hàng không quốc gia đầu tiên phá sản sau khi chịu ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tại Việt Nam, các chuyến bay vẫn rất cầm chừng. Đặc biệt là từ sau khi có các lệnh dừng bay quốc tế cũng như chỉ khai thác vài chuyến trên trục bay nội địa. Còn lại hàng trăm máy bay nằm “đắp chiếu” suốt thời gian vừa qua.
Vietnam Airline nguy cơ phá sản
Trong bối cảnh COVID-19 vẫn đang hoành hành như hiện tại, tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines gần như ở trong tình trạng chống đỡ mỗi ngày. Lỗ mỗi ngày lên đến hàng tỷ đồng, con số ghi nhận được trong quý I là 4.800 tỷ đồng, và dự kiến nửa đầu năm 2021 là lỗ khoảng 10.000 tỷ đồng. Một con số quá khủng khiếp.
Hiện hãng hàng không Việt Nam đang đối diện số nợ phải trả quá hạn lên tới 6.240 tỷ đồng. Nếu đại dịch không bị dập tắt, hoặc ít nhất là kiểm soát tốt, mở lại các đường bay thì nguy cơ phá sản của Vietnam Airlines đang hiện rõ hơn bao giờ hết.
Hệ lụy khôn cùng
Không chỉ Vietnam Airlines mà các hãng hàng không nội địa cũng đang hết dần dòng tiền. Nên biết hàng không là ngành có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Việc để một hãng hàng không phá sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì các mắt xích trong nền kinh tế không bị đứt gãy.
Theo số liệu từ Planespotters thì tỷ lệ máy bay phải tạm dừng khai thác của cả 4 hãng hàng không lớn là 127 chiếc trong tổng số 218 chiếc. Dịch, không có đường bay, không có khách, thì cũng đồng nghĩa hàng trăm chiếc máy bay phải phơi nắng chờ la liệt.
Sân bay thì luôn trong cảnh vắng lặng, nguội lạnh, hành khách lác đác. Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines hay Hãng hàng không Hải u đều cắt giảm các hoạt động tại sân bay, linh hoạt chờ ứng phó với nhu cầu của người dùng và thị trường.
Không chỉ nhân viên các hãng hàng không mà đến chính hàng ngàn nhân viên làm việc tại sân bay cũng lâm nguy. Chưa kẻ thời gian cách ly, phong tỏa tại các tâm dịch như TPHCM càng khiến cuộc sống nhiều người thêm khốn đốn.
Dịch bệnh vẫn còn thì kinh tế nước nhà sẽ còn lâm nguy, với một ngành đặc thù như hàng không thì việc duy trì còn ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và kinh tế của cả một quốc gia. Với sự khủng hoảng hiện tại, hy vọng các cấp quản lý sẽ sớm có các biện pháp cứu vãn tình thế để người lao động sớm ổn định.
0 Comment