[kkstarratings]

Nói đến Pháp là nói đến một đất nước với văn hóa vĩ đại, truyền thống lâu đời. Văn hóa truyền thống của Pháp thể hiện qua rất nhiều khía cạnh từ nghệ thuật đến con người như các công trình kiến trúc tinh tế, các viện bảo tàng, nhà hát, nhà thờ (đặc biệt nổi tiếng thế giới nhà thờ Notre Dame), những cây cầu, những tòa tháp hay đơn giản những con phố, những quán cafe… hay những thói quen lịch sự, trang trọng của người Pháp như văn hóa ăn mặc, trang trí, giao tiếp… Tất cả đều thể hiện rõ nét, đặc trưng của nền văn hóa Pháp lâu đời. Hãy cùng Airbooking tìm hiểu một số đặc trưng văn hóa của đất nước này nhé!

Trung tâm văn học – nghệ thuật của Châu Âu

Thừa hưởng nhiều tinh hoa từ nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, nền văn học – nghệ thuật Pháp thật sự phát triển và mang dấu ấn riêng từ khoảng thế kỉ XIX và phát triển rực rỡ nhất vào đầu thế kỉ XIX. Những tác phẩm văn học Pháp phản ánh tâm tư, hiện thực xã hội Pháp trong từng giai đoạn, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh của xã hội châu Âu, như: Thằng gù nhà thờ Đức Bà, Ba chàng lính ngự lâm, Đỏ và đen, tấn trò đời. Ngoài ra, nghệ thuật Pháp còn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc; chỉ trong thời kì Khai sáng, ở Pháp đã có hơn 200 tên tuổi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, tiêu biểu như Victor Hugo, Balzac, Claude Debussy, Bartholdi,…

Kiến trúc Pháp

Pháp là một trong những cái nôi vừa góp phần bảo lưu, gìn giữ các phong cách kiến trúc cổ điển, lại vừa góp phần sáng tạo ra những phong cách kiến trúc mới hết sức độc đáo và ấn tượng. Kiến trúc Pháp kế thừa những nét đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã, cái nôi chung của kiến trúc châu Âu.

Cũng giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, phong cách kiến trúc Pháp mang hơi hướng vẻ đẹp thần thoại của phong cách Hy Lạp – La Mã, với những kiểu “thức” căn bản: thức Doric, thức Ionic và thức Corinth, hay thậm chí cả những kiểu thức tiến bộ của người La Mã như Toscan và Compozit. Lịch sử kiến trúc thế giới nói chung và lịch sử kiến trúc châu Âu nói riêng đã để lại rõ nét từng dấu ấn trên bước phát triển của mình trong kiến trúc Pháp. Chính vì thế mà có thể nói rằng kiến trúc Pháp được thừa hưởng những tinh hoa của kiến trúc nhân loại. Nhưng cũng từ nước Pháp, nhiều phong cách kiến trúc tiêu biểu đã được hình thành và lan rộng ra toàn châu Âu như phong cách kiến trúc Roman, kiến trúc Gothic, kiến trúc Rococo. Các kiến trúc sư Pháp cũng là những người đi đầu trong việc tạo dựng nên những thể thức kiến trúc mới trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị cổ điển Hy – La với bản sắc văn hóa Pháp cũng như với dấu ấn và hơi thở của thời đại để tạo ra những công trình và phong cách rất riêng.

lich su kien truc phap
Có thể nói không sai rằng, kiến trúc châu Âu trong thời kỳ trung đại thấm đẫm tinh thần của văn hóa Pháp – một nền văn hóa vừa năng động vừa sáng tạo vừa thực dụng song vẫn giữ được nét kiêu sa và vẻ đẹp diễm lệ, kỳ vĩ vốn là đặc trưng chung của kiến trúc cổ điển phương Tây. Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là các kiến trúc sư Pháp ít khi chịu bó buộc năng lực sáng tạo của mình trong một khuôn khổ nhất định mà thường xuyên tìm tòi, kết hợp nhiều phong cách, nhiều trường phái kiến trúc với nhau.

Hơn thế nữa, họ còn rất chú trọng phối kết hợp với không gian hay bối cảnh cụ thể của nơi đặt kiến trúc đó, nhằm tạo ra những công trình mang tính thực dụng cao mà vẫn có hồn. Triết lý sáng tạo này không chỉ được ứng dụng cho những công trình kiến trúc trên đất Pháp mà còn được người Pháp áp đặt tại những cơ sở thuộc địa của họ như Algerie, như Việt Nam… Nhờ đó mà ngày nay chúng ta có thể nói đến một phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng trên cái nền chung của kiến trúc châu Âu.

Và như vậy với những đặc trưng riêng của mình, kiến trúc Pháp xứng đáng là một nền nghệ thuật lớn của nghệ thuật kiến trúc thế giới. Kiến trúc Pháp không chỉ ảnh hưởng sâu sắc tới các phong cách kiến trúc của châu Âu, mà theo bước chân của các đoàn quân viễn chinh Pháp, nền nghệ thuật này đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới, tại cả những vùng đất có những điều kiện hoàn toàn khác biệt về tự nhiên, khí hậu và bản sắc văn hóa – như Việt Nam.

Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp

Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Pháp. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…

day con phap

Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái.

Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp

Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp được thể hiện khi đi thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già và phụ nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như các đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật.

Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh, đây là nét văn hóa tế nhị đặc trưng thường thấy của người Pháp. Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo về cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.

Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Người Pháp không thích sự bàn tàn trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, bởi sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế.

Xếp hàng cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá dài, họ thường có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động.

Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp

vh gt phap

Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà. Thường thì những người trong gia đình, bạn bè thân thiết sẽ “Bisous” còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan, đối tác thì bắt tay lịch sự. Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.

Văn hóa trên bàn ăn của người Pháp

Mọi người ngồi ngay ngắn và những hành động như chống khủy tay hay đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của kẻ thiếu văn hóa – điểm đặc biệt của văn hóa trên bàn ăn đặc trưng của người Pháp. Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay.. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn. Người ta thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày, không mang sắc thái riêng tư. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly. Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò truyện trên bàn ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.

nguyen tac an uong tren ban tiec
Văn hóa đặc trưng của người Pháp còn được thể hiện khi người Pháp mời bạn đến nhà ăn, bạn nên đến cùng với 1 chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món quả nhỏ, và ngược lại khi người Pháp mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn sẽ sử dụng luôn chai rượu đó. Người Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn.