[kkstarratings]
Hiện nay, máy bay trở thành một phương tiện được yêu thích vì thời gian di chuyển nhanh, ít xảy ra sự cố. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chuyến bay cũng diễn ra đúng giờ và đúng lịch trình. Khi chuyến bay bị chậm, hoãn hoặc hủy chuyến sẽ làm kế hoạch du lịch, công tác của bạn trở nên bị xáo trộn, thậm chí là gây ra những tổn hại về mặt kinh tế và tinh thần của bạn. Vậy, quy định bồi thường đối với chuyến bay bị chậm, hoãn hoặc hủy chuyến như thế nào?
1. Điều kiện áp dụng
Khi các hành khách đã sở hữu vé máy bay hoặc có xác nhận có chỗ ngồi trên chuyến bay, khi chuyến bay bị trễ, hoãn hoặc hủy chuyến, hành khách sẽ được hưởng các chính sách bồi thường từ hãng hàng không mà hành khách mua vé.
Khi chuyến bay bị chậm, hoãn hoặc bị hủy mà do lý do chủ quan của hãng thì hãng có trách nhiệm phải thông báo lý do, bồi thường bằng tiền, dịch vụ tương đương hoặc lợi ích vật chất khác theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mức bồi thường cụ thể
* Bồi thường bằng tiền
Từ ngày mùng 1/7/2015, Bộ Giao thông Vận tải ban hành thông tư số 14/2015/TT-BGTVT, quy định bồi thường đối với các chuyến bay bị chậm, hoãn hoặc hủy chuyến. Theo thông tư này, mức bồi thường như sau:
– Đối với chuyến bay nội địa: Đường bay dưới 500 km: 200.000 đồng/khách; Đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 đồng/khách; Đường bay trên 1.000 km: 400.000 đồng/khách.
– Đối với các chuyến bay quốc tế, mức bồi thường như sau: đối với đường bay dưới 1.000 km: 25 USD/khách; đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD/khách; Đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD/khách; Đường bay trên 5.000 km: 150 USD/khách.
* Bồi thường bằng dịch vụ:
Ngoài bồi thường bằng tiền như trên, các hãng hàng không cũng sẽ phải bồi thường bằng dịch vụ, mức bồi thường dịch vụ như sau:
– Thời gian chuyến bay chậm từ 2 giờ trở lên: Hãng sẽ phục vụ miễn phí đồ uống nhẹ.
– Thời gian chuyến bay chậm từ 3 giờ trở lên: Công ty vận tải sẽ cung cấp miễn phí các dịch vụ ăn uống tùy từng thời điểm.
– Thời gian chậm từ 6 giờ trở lên: Hãng phải chịu trách nhiệm bố trí nơi nghỉ ngơi cho hành khách theo điều kiện thực tế của sân bay.
– Thời gian trễ chuyến trên 6 giờ (trong khoảng từ 22 giờ tối đến 7 giờ sáng của ngày hôm sau): Hãng phải bố trí phương tiện về khách sạn, thứ tự của các lượt vận chuyển sẽ được ưu tiên cho các hành khách đặc biệt.
Bên cạnh đó, hãng bắt buộc phải giải quyết sự cố nhanh và chuyển hành trình bằng những cách nhanh chóng và thuận tiện nhất để hành khách đến được nơi cần đến.
3. Trường hợp không phải bồi thường
Bên cạnh quy định các mức bồi thường cho hành khách bị chậm, hoãn hoặc hủy chuyến, thông tư 14 cũng quy định các trường hợp hãng không phải bồi thường cho hành khách vì các lý do sau:
Do điều kiện thời tiết bất lợi như bão, tuyết…, do các nguy cơ an ninh ảnh hưởng đến an toàn chuyến bay, do quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do những vấn đề về sức khỏe, y tế hành khách như các trường hợp bệnh của hành khách đột ngột xảy ra…, ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay, kết cấu hạ tầng hàng không, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay không đảm bảo cho việc thực hiện chuyến bay.
Ngoài ra, còn do các lý do khác như: sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình khai thác máy bay: ví dụ máy bay Vietnam Airlines rơi bánh trước, Máy bay A320 VietJet Air mất phanh…, tính từ thời điểm người chỉ huy máy bay ký tiếp nhận rằng máy bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay cho đến khi kết thúc chuyến bay; hãng hàng không chứng minh đã thông báo bằng lời nói, tin nhắn, thư điện tử cho hành khách về việc hủy chuyến bay, chuyến bay bị chậm kéo dài ít nhất 24 giờ trước giờ khởi hành dự kiến…
Trên đây là một số quy định về việc bồi thường đối với chuyến bay bị chậm, hoãn hoặc hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam. Qúy khách hãy nắm vững để có thể có thể bảo vệ quyền lợi cho chính mình, người thân, bạn bè. Mọi sự thắc mắc, quý khách có thể liên hệ với ALO TICKET. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn cho quý khách một cách tận tâm và nhiệt tình.
0 Comment