[kkstarratings]

Là nơi hội tụ độc đáo của hai nền văn hóa Đông và Tây, đến với Đài Loan du khách không chỉ được hòa mình vào những lễ hội truyền thống mang đặc sắc của người Đài Loan mà còn được tham gia những lễ hội vô cùng sôi động và nhộn nhịp có dấu ấn từ Tây phương. Cùng Airbooking trải nghiệm không khí náo nhiệt của những lễ hội tại Đài Loan nhé!

1. Tết Dương Lịch

tet duong lich dai loan

Cũng như nhiều nước phương Tây khác, ở Đài Loan họ cũng tổ chức đón năm mới vô cùng náo nhiệt và đầy màu sắc. Ở các tụ điểm lớn trong thành phố đều trình diễn những màn pháo hoa vô cùng rực rỡ. Người ta cũng chúc mừng nhau bằng những ly Champange nồng nàn và điệu nhạc ngân vang từ ca khúc nổi tiếng của ABBA – Happy New Year.

2. Lễ Giáng sinh

le giang sinh dai loan

Qúy khách đã bao giờ đón giáng sinh ở Đài Loan chưa? Với cộng đồng tín đồ thiên chúa giáo đông đúc, hằng năm lễ Giáng sinh ở Đài Loan diễn ra trên khắp những khu phố vô cùng sôi nổi trong bầu không khí vô cùng náo nhiệt.

3. Tết Nguyên Đán

Cũng giống như Việt Nam và một số nước Châu Á khác người Đài Loan hiện nay vẫn sử dụng âm lịch và có truyền thống đón Tết Nguyên Đán. Tương tự như ở Việt Nam ngày đầu tiên của năm mới có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Đài Loan và trong ngày này cũng có nhiều điều kiêng kỵ để mong cả năm được suôn sẻ.

Để đón mừng năm mới họ thường dọn dẹp nhà cửa và sắm cho mình những bộ quần áo mới, và làm những bữa tiệc cùng gia đình để dâng lên thần linh, ông bà. Vào thời khắc giao thừa họ sẽ đốt pháo đỏ để cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới, người thân, bạn bè sẽ trao nhau những phong bì đỏ gọi là “tiền lì xì” để chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Đây cũng là dịp diễn ra những hoạt động truyền thống ở khắp các địa phương.

tet nguyen dan dai loan

Tết của người Đài Loan thông thường phải có các món ăn như: Cải bẹ xanh cọng to để nguyên cây nấu, tượng trưng cho sự trường thọ; hẹ trắng để nguyên cọng nấu tượng trưng cho sự lâu dài; cá tượng trưng cho sự dư dả trong suốt năm, không được ăn hết nguyên con; củ cải trắng tượng trưng cho khởi đầu may mắn; cá viên, thịt viên tượng trưng cho sự đoàn tụ; bánh tổ tượng trưng cho sự thăng tiến; gà nguyên con.

Đặc biệt người Đài Loan có tập tục ăn canh viên trong ngày tết để thể hiện sự viên mãn, đầy đủ. bên cạnh đó trong dịp tết cổ truyền ở Đài Loan cũng diễn ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí để chào đón năm mới như thả hoa đăng, rước đèn…

Nếu không vướng bận gia đình và muốn được đi chơi xa đón tết ở nước ngoài thì hãy tham gia một chuyến du lịch Đài Loan nhé! Du khách sẽ thấy được nhiều nét tương đồng giữa hai đất nước Đài Loan và Việt Nam trong phong tục đón tết cổ truyền.

4. Tết Nguyên tiêu

TĐây là tết cổ truyền của người Đài Loan diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, tức sau tết Nguyên Đán 15 ngày. Trong văn hóa Đài Loan, tết Nguyên Tiêu quan trọng không kém tết Nguyên Đán. Các hoạt động trong ngày tết này nhằm chào đón một năm mới bình an, may mắn, mùa màng bội thu. Bên cạnh hoạt động đốt pháo hoa, đốt đèn lồng, Đài Loan còn nhiều hoạt động, phong tục sôi nổi không thể thiếu khác diễn ra trong ngày tết Nguyên Tiêu như các tiết mục ca múa nhạc dân tộc, ăn các món ăn truyền thống, trong đó có bánh trôi nước.

Xưa kia, tết Nguyên Tiêu vốn chủ yếu thông báo công việc cày bừa trong năm mới bắt đầu. Bà con nông dân khắp nơi chuẩn bị cho công việc đồng áng. Đến tối ngày rằm tháng giêng, nông dân sẽ tập trung ra đồng để đốt cỏ khô nhằm tiêu diệt sâu bọ. Trải qua thời gian dài với các hoạt động long trọng, ngày nay, tết Nguyên Tiêu đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng mang đậm phong cách văn hóa lễ hội nhất Đài Loan.

Vào ngày tết Nguyên Tiêu, khắp nơi trên vùng lãnh thổ Đài Loan đều có các hoạt động long trọng, sôi nổi, trong đó lễ hội treo và thả đèn được xem là hoạt động tiêu biểu nhất. Từ lâu, các loại đèn lồng với nhiều màu sắc, kích thước, kiểu dáng… đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Tiêu. Người dân nơi đây cho rằng, đèn lồng có thể mang đến may mắn cho mọi người, đèn lồng là ánh sáng của niềm tin, của hy vọng. 

tet nguyen tieu

Nhờ xã hội phát triển nên ngày nay người ta đón tết Nguyên Tiêu với rất nhiều hoạt động quy mô lớn. Trước kia, nhất là lúc cuộc sống con người còn khó khăn, người ta chỉ đón tết bằng lễ hội đốt đèn lồng. Cho dù vào thời gian nào, đèn lồng vẫn là hình ảnh thân quen không thể thiếu trong lòng người dân Đài Loan. Đèn lồng được xem là biểu tượng của sự an lành cho ngày tết Nguyên Tiêu.

4. Lễ Tảo mộ

Đây là ngày dành cho những người thân đã mất được diễn ra vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Vào ngày này các con cháu sẽ đến quét dọn mộ cho tổ tiên ông bà, họ cũng sẽ làm những mâm cỗ và đốt những bộ quần áo, giày dép, nhà cửa (tất cả đều làm bằng giấy) để mong những người này được đầy đủ ở một thế giới khác.

5. Lễ hội ma hay còn gọi lễ Cô hồn

Cũng như Việt Nam và một số quốc gia Á Đông khác, Đài Loan cũng khá coi trọng tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn với những lễ tiết cúng bái cẩn thận. Theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.

le ruoc ma

Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính là: rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân.

Lễ cô hồn của Đài Loan có một phong tục lâu đời đó là thả đèn hoa đăng. Với ý nghĩa rằng đèn sẽ soi sáng đường cho những linh hồn chết trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng và cầu nguyện cho các linh hồn được đầu thai sang kiếp khác. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.

6. Tết Đoan ngọ

Cùng với ngày Tết cổ truyền và tết Trung thu, tết Đoan ngọ được xem là 1 trong 3 ngày lễ lớn trong phong tục cổ truyền của Đài Loan. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là một lễ hội để tưởng nhớ đến một nhà thơ lỗi lạc và có lòng yêu nước đó là Khuất Nguyên hay Chu Yuan (340 TCN – 278 TCN), quá phẫn uất với thời cuộc mà trầm mình xuống sông tự vẫn.

tet doan ngo dai loan

Trong ngày này, nhà nhà sẽ treo những vật kỵ tà trước cửa, các địa phương đều tổ chức đua thuyền rồng, bánh tét bánh ú được xem là loại thức ăn mang tính đại biểu không thể thiếu. Theo truyền thuyết, nước giếng múc vào giữa trưa trong ngày này có mang công dụng trị bệnh, ngoài ra, nếu vào giữa trưa nếu ai có thể dựng đứng 1 quả trứng sẽ có may mắn trong suốt năm.

7. Tết Trung thu

Người Đài Loan gọi Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên hay tết Thịt nướng, một ngày lễ quan trọng trong năm. Mặc dù ngày lễ Trung Thu truyền thống của Đài Loan có ý nghĩa là ngày đoàn tụ, thường ăn bánh trung thu và bưởi, nhưng những năm trở lại đây lại trở thành ngày lễ thịt nướng, tạo nên nét đặc trưng văn hóa mới của Tết Trung Thu ở nơi này.

Thực ra, việc nướng thịt ngày lễ này mới xuất hiện khoảng hơn chục năm trở lại đây, nó liên quan đến câu quảng cáo của một công ty kinh doanh nước tương: “Một nhà nướng thịt, ngàn nhà thơm lây”. Phải nói việc cả nhà quây quần bên bếp than nướng thịt trong ngày Trung thu là một quan niệm sai lầm rất đẹp về hạnh phúc.

an tet trung thu dai loan

Vào ngày Trung Thu, họ thường cùng gia đình hoặc bạn bè thân thiết, rủ nhau tới các quán nướng hoặc tự chuẩn bị đồ đi dã ngoại nướng thịt cùng nhau. Đây là một trong những ngày tết quan trọng nhất của Đài Loan, bởi vậy toàn dân được nghỉ lễ một ngày. Tết Trung Thu ở Đài Loan rất đông vui, nhộn nhịp. Họ đặt chỗ ở các quán thịt nướng nổi tiếng trước cả tháng để tránh bị lỡ nhà hàng ngon trong dịp tụ tập gia đình và bạn bè.

8. Lễ hội đua thuyền rồng

Vào mùa hè, lễ hội Đài Loan sẽ thật thiếu sót nếu không kể tới lễ hội đua thuyền rồng sôi nổi. Các cuộc đua này thường được tổ chức xung quanh đảo và thu hút cả những đội đua trong và ngoài nước.

le hoi dua thuyen rong dai loan

Ban đầu, ý nghĩa của lễ hội này là để xua đuổi tà ma, cầu mong sức khỏe và an lành. Tuy nhiên, ngày nay, lễ hội này còn là dịp để tìm kiếm những tài năng trong môn thể thao này để tham dự các cuộc đua mang tầm quốc tế.

Trong lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức món ăn nổi tiếng là bánh bao gạo, một món ăn độc đáo và hấp dẫn đặc trưng tại nơi đây.

9. Lễ hội Toucheng Chiang Ku

Nói tới lễ hội tại Đài Loan không thể không kể tới lễ hội Toucheng Chiang Ku. Đây là lễ hội có nguồn gốc từ nhà Ching, và được tổ chức trong tháng cô hồn nhằm cúng cho những linh hồn lang thang và tránh những điều không may cho những người còn sống.

le hoi toucheng chiang ku

Trong lễ hội này có cuộc thi tranh đồ cúng và cờ trên các tháp tre cao khoảng 6 mét và 1 tháp cao 12 mét. Cuộc thi này đòi hỏi người tham gia nhiều kỹ năng, sức khỏe, sự khéo léo và tinh thần đồng đội. Tuy là một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh nhưng lại thu hút rất nhiều khách du lịch khi đi du lịch Đài Loan.

10. Lễ hội hoa Tung

Nếu du khách yêu thích hoa thì không nên bỏ qua lễ hội hoa Tung – một lễ hội ở Đài Loan được rất nhiều du khách yêu thích. Lễ hội này được tổ chức ở Hakka. Đây là loài hoa có nhiều ở miền núi và nông thôn Đài Loan, nhìn xa trông rất giống những bông tuyết nên thường được gọi là “tuyết tháng 5”.

le hoi hoa Tung Hakka

Trong lễ hội Đài Loan này, người ta còn trưng bày những sản phẩm điêu khắc gỗ dọc theo những con đường hoa Tung. Du khách có thể thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa này tại những con đường hoặc những quán cafe của huyện Tân Trúc hay Miaoli.

Ngoài những lễ hội truyền thống của Đài Loan ở trên thì ở Đài Loan cũng có các lễ hội đặc trưng riêng cho từng quần thể tộc người bản địa. Bao gồm: A Mỹ, Thái Lồ Các, Thái Nhã, Ty Nam, Tái Đức Khắc, Lồ Khải, Bồ Nông, Bài Loan, Tái Hạ, Trâu, Nhã Mỹ, Thiệu, Cát Mã Lan, Tát Kì Lai Nhã. Tiêu biểu có thể kể đến lễ tế cá bay của người Nha Mỹ ở đảo Lan, diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4. Khi đó, người đàn ông Nha Mỹ sẽ mặt quần theo hình chữ T đi đánh cá và mong muốn có được mùa đánh bắt bội thu. Còn từ tháng 4 – 5 là lễ “bắn tai” của dân tộc Bồ Nông. Trong lễ hội, bài hát “Bát bộ họp âm” rộn vang và các hoạt động múa hát, nhằm cầu một mùa màng bội thu. Ngoài ra, các tộc người như Thái Mỹ, A Mỹ, Thiệu cũng có các lễ hội độc đáo và nhiều màu sắc diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5.

Trên đây là một số những lễ hội đặc sắc ở Đài Loan mà du khách có thể tham dự. Vậy còn chần chừ gì nữa, quý khách hãy nhanh tay đặt mua vé máy bay của Airbooking để có thể hòa mình vào không khí náo nhiệt của những lễ hội tại Đài Loan.