[kkstarratings]

Đến với Nhật Bản là đến với đất nước có nền văn hóa tôn giáo sâu sắc nên trong chuyến hành trình du lịch Nhật Bản không thể thiếu việc viếng thăm đền thờ. Theo tín ngưỡng của người địa phương thì đền là nơi các Thần linh đang cư ngụ và lắng nghe các lời cầu nguyện của mọi người. Hãy cùng Airbooking viếng thăm một số đền thờ nổi tiếng ở Nhật Bản và ghi nhớ 10 lưu ý cần thiết khi đến các ngôi đền này.

CÁC ĐỀN THỜ NỔI TIẾNG Ở NHẬT BẢN

Nhật Bản có rất nhiều ngôi đền nổi tiếng dành cho du khách tham quan và khám phá. Đó là các ngôi đền lớn, nổi bật của xứ hoa Anh Đào trong nhiều thế kỷ qua. Hãy điểm danh và ghé thăm các ngôi đền nổi tiếng ở Nhật Bản như dưới đây nhé!

Đền thờ Meiji-Jingu

Đây là ngôi đền thờ thiên hoàng Minh Trị Meiji-Tenno và Hoàng Thái Hậu Shōken-kōtaigō. Jingu là một ngôi đền được nhiều người biết đến và chủ yếu thờ phụng tổ tiên của hoàng thất, thiên hoàng… Đền Meiji-Jingu được xây dựng vào năm 1920. Vào ngày lễ đầu năm Hatsumode (đi viếng thăm đền vào ngày đầu tiên của năm), mỗi năm người ta đều ghi chép số lượng người viếng thăm và nhận thấy rằng đây là ngôi đền có số lượng người viếng thăm nhiều nhất Nhật Bản.

den tho Meiji Jingu

Xung quanh ngôi đền là rừng rậm rộng lớn, toàn bộ những cây trong rừng này đều là cây nhân tạo. Khi xây dựng ngôi đền này, người ta đã tập hợp nhiều cây từ khắp đất nước Nhật Bản. Nơi thu hút khách nổi tiếng là “Kiyomasa no ido”, mỗi ngày có nhiều người xếp hàng ở đây nên nếu muốn đi xem chậm nhất là phải đến trong vòng buổi sáng. Nơi đây có rất nhiều cây xanh khiến cho người ta không nghĩ nó nằm trong thành phố nên có thể tận hưởng ma lực của thiên nhiên bao quanh ngôi đền nhân tạo này. Ở mọi nơi đều treo thơ Haiku mà thiên hoàng Minh Trị đã đọc, chỉ cần tra nghĩa của chúng ta cũng cảm thấy rất thú vị (thơ được Thiên Hoàng ngâm gọi là “Gyosei”, thơ được Hoàng Thái Hậu ngâm gọi là “Kogoheika”).

Ngày nay, đền thờ Meiji-Jingu là một trong những nét kiến trúc tiêu biểu của Nhật Bản và trở thành điểm tham quan hấp dẫn của các du khách mua vé máy bay giá rẻ đi Nhật Bản của Airbooking.

Đền Inse-jingu 

 

Ise Jingu là tên gọi chung cho 125 ngôi đền tại tỉnh Mie, với tổng diện tích là 55 km vuông. Ngôi đền chính Naiku (Nội cung), nơi thờ Nữ thần Amaterasu Omikami, được xây dựng từ thế kỷ thứ ba được xem là ngôi đền linh thiêng nhất xứ sở Mặt trời mọc. Tương truyền Naiku là nơi đặt Gương thần, một trong ba báu vật linh thiêng của Hoàng gia, đã được chính Nữ thần Mặt trời trao cho Thiên hoàng đầu tiên.

IseShrine

Tọa lạc trong một vùng thiên nhiên tươi đẹp với những ngọn núi trùng điệp và dòng sông Isuzu trong vắt, quần thể đền Naiku hiện ra đầy nên thơ và hùng vĩ.

Cổng chính đầu tiên vào đền cũng là ranh giới đầu tiên xác định nơi cư ngụ của các vị thần. Cây cầu gỗ Uji dài khoảng 100 m bắc trên sông Isuzu nối giữa hai cổng chính của đền Naiku. Đứng trên cầu Uji, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với rừng cây xanh ngắt chạy dọc theo dòng sông Isuzu trong vắt.

Đi hết cây cầu gỗ Uji, bước qua cổng đền thứ hai, mở ra trước mắt du khách sẽ là khu vườn xanh mướt những cây thông và lối đi rải sỏi. Không gian yên bình, hương thơm của cây xanh, những cây thông hàng trăm năm tuổi được trồng một cách kỳ công sẽ khiến du khách cảm giác mình đang dạo bước trong vườn thượng uyển.

Tất cả các ngôi đền Thần Đạo ở Nhật Bản đều có một nghi thức mà bất cứ người dân nào cũng không bỏ qua. Đó là nghi thức thanh tẩy trước khi bước vào đền chính, dùng nguồn nước trong bể chứa của ngôi đền rửa tay, rửa mặt với tâm niệm đến gặp các vị thần với một tâm hồn đã được gột sạch bụi trần.

tay tran khi tham den tho

Tại Naiku, khách tham quan sẽ ghé vào một ngôi nhà gỗ Chozusha tọa lạc bên cạnh lối đi lớn dẫn vào đền, tiến hành nghi thức thanh tẩy. Tuy nhiên, cũng có những người đi xuống bờ sông Isuzu. Dòng nước mát từ con sông Isuzu dường như khiến cho du khách cảm thấy mình đã được tiếp một nguồn sinh lực, giúp cho tâm hồn trở nên thanh sạch sảng khoái hơn.

Đền chính Naiku nằm khuất sau một con đường phủ kín bóng những cây thông hàng trăm năm tuổi. Ngôi đền được bao bọc bằng hàng rào gỗ để bảo đảm tính tôn nghiêm của nơi linh thiêng. Chỉ có các thành viên Hoàng gia và vài tu sĩ Thần đạo được phép vào đền chính.

Du khách có thể chiêm ngưỡng một phần bên ngoài của ngôi đền và chỉ được chụp ảnh ngôi đền từ dưới chân cầu thang. Trước khi vào ngôi đền, những người hướng dẫn đã nói với tôi “nếu quay phim, chụp ảnh, bạn chỉ được đứng dưới đường, không được phép bước lên cầu thang dù chỉ một bước”.

Một trong những điều đặc biệt tại Naiku, Geku và cầu Uji là tất cả sẽ được xây mới hoàn toàn theo định kỳ 20 năm. Đây không phải là công việc cải tạo, trùng tu bình thường mà là một nghi thức theo quan niệm của Thần đạo về cái chết và sự tái sinh.

Cho dù ở thời hiện đại, phương pháp và kỹ thuật xây dựng ngôi đền vẫn tuân theo quy tắc truyền thống, chỉ sử dụng các thanh chèn và các mối nối bằng gỗ để gắn kết các thanh gỗ vào nhau mà không hề sử dụng đinh. Sau khi việc xây dựng được hoàn thành, nghi lễ đặc biệt sẽ được cử hành để mời các vị thần đến cư ngụ trong ngôi nhà mới.

Vật liệu xây dựng được tháo dỡ ra từ ngôi đền cũ sẽ không bị bỏ phí mà sẽ được tái sử dụng để xây dựng Torii, cổng vào ngôi đền. Vật liệu xây dựng còn thừa cũng được sử dụng để nâng cấp, xây dựng lại những ngôi đền ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.

Là nơi quy tụ nhiều đền thờ Thần Đạo nhất Nhật Bản, hàng ngày, tại Ise Jingu đều cử hành các nghi lễ tôn giáo cầu nguyện mùa màng bội thu, quốc gia thịnh vượng và gửi lời cảm tạ vì những món quà mà thiên nhiên ban tặng.

Đền thờ Yasukuni

Đền Yasukuni được xây dựng từ tháng 6/1869 do Thiên hoàng Meiji yêu cầu, để thờ những nạn nhân trong cuộc chiến Boshin tại Nhật. Cùng thời gian này, hàng chục ngôi đền tương tự cũng đã được xây dựng khắp nơi trong nước Nhật. Ngôi đền đầu tiên mang tên Tokyo Shokonsha, sau đó được đổi tên thành Yasukuni Jinja (tạm dịch: Đền thanh bình của đất nước) vào năm 1879, và sau đó đã trở thành ngôi đền quốc gia thờ những người chết trong các cuộc chiến của nước Nhật.

Yasukuni

Ngôi đền này đã được xây dựng theo mô hình đạo Shinto, được cho rằng nơi đây là nơi trú ngụ của những linh hồn người Nhật và những chiến binh nước ngoài (Hàn Quốc và Đài Loan), và những dân chúng đã chết trong những đợt xung đột của Nhật, tính đến tận khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Boshin và cuộc chiến Tây Nam, những người chết vì tướng quân Tokugawa (đặc biệt từ tỉnh Aizu) và từ tỉnh Satsuma, không được thờ trong đền, vì họ bị coi là kẻ thù của Thiên hoàng Nhật. Chính điều này đã khiến những người dân thuộc hai địa phương trên cực lực phản đối. Mặc dù tên của những người chết vẫn được hàng năm đưa thêm vào trong đền, nhưng những người chết sau Hiệp định Hòa bình San Francisco năm 1951 không được đưa vào đền nữa, kể cả những quân nhân phục vụ trong lực lượng Tự phòng vệ của Nhật chết khi đang làm nhiệm vụ. Nhiều gia đình Nhật không mặn mà với việc cho tên danh sách người thân của họ vào trong đền, và yêu cầu các giáo sĩ của Yasukuni bỏ tên. Tuy nhiên những giáo sĩ đã từ chối và cho rằng: “Khi những linh hồn đã được đưa vào trong đền, những linh hồn sẽ cư ngụ trong đó và không thể tách rời ra được nữa”.

Sau khi Nhật bị đánh bại ở Đại chiến thế giới 2, chính quyền chiếm đóng Nhật lúc đó do Mỹ nắm quyền, đã yêu cầu (1) Yasukuni phải trở thành bộ phận thuộc chính phủ, nhưng không được liên quan đến tôn giáo, hoặc (2) vẫn là nơi thờ phượng, nhưng phải được độc lập từ chính phủ. Phía Nhật đã chọn phương án 2 này. Kể từ đó mọi đóng góp cho Yasukuni đều do phía các cá nhân đảm nhiệm.

Điện thờ Fushimi Inari

Điện thờ Fushimi Inari được lập năm 711 và là điện thờ dẫn đầu trong số 40.000 điện thờ dành thờ phụng Inari, nữ thần gạo và thịnh vượng, tại Nhật Bản. Các tín đồ đến đây để cầu xin sự giàu có và thành công trong kinh doanh, còn du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp và lịch sử của khu vực này.

Fushimi Inari nhat ban

Mặc dù kiến trúc điện thờ rất thu hút và đáng để ghé thăm, nhiều du khách lại chỉ đến để khám phá khu vực xung quanh. Những con đường mòn trên núi xung quanh điện thờ có cổng torii (cổng đền Nhật Bản) dọc toàn bộ lối đi. Những chiếc cổng này được các cá nhân và công ty quyên tặng và mỗi chiếc cổng đều có tên của người quyên tặng và ngày quyên tặng được viết ở mặt sau. Đi trên những con đường dày đặc cổng trông như một đường hầm. Đèn lồng thắp sáng con đường vào những ngày ảm đạm. Điện thờ bằng đá, chạm khắc, thác nước và ao hồ tô điểm dọc theo những con đường, khiến những con đường mòn trở thành một nơi tuyệt vời để chụp ảnh.

Cáo, được coi là sứ giả của thần Inari, tạo nên dấu ấn sâu sắc tại ngôi đền này, một trong những điểm tham quan lịch sử miễn phí của Kyoto. Du khách sẽ thấy những bức tượng bằng đồng của loài động vật này khắp địa điểm tham quan; một số con ngậm chìa khóa kho gạo.

Chuyến đi trở lại lên đỉnh núi phải mất từ ​​hai đến ba giờ, nhưng đáng để du khách dành thêm thời gian dừng chân tại một trong những nhà hàng trên đường để nếm thử udon (một loại mì), đậu hũ chiên và sushi cùng trà nóng hoặc một chén rượu saké. Thậm chí có những quầy hàng bán bùa.

Nếu du khách quyết định leo thẳng lên đỉnh núi, du khách sẽ được tưởng thưởng bằng tầm nhìn khắp Kyoto, và càng leo cao thì càng có ít người. Nơi đây cũng đáng để du khách lang thang cho đến chập tối, khi những chiếc đèn lồng được thắp sáng, đem đến cho khung cảnh một vẻ đẹp kỳ ảo.

Điện thờ mở cửa hàng ngày, và gần nhà ga xe lửa JR Inari trên Tuyến JR Nara.

Đền thờ Itsukushima

Nằm trên đảo Miyajima thuộc tỉnh Hiroshima, đền Itsukushima hay còn gọi là thần xã Itsukushima là công trình thần đạo quan trọng của du lịch Nhật Bản. Đây là ngôi đền Thần giáo được xây dựng để thờ phụng ba vị thần biển: thần Ichik-ishima, thần Tagori và thần Tagitsu.

Kiến trúc nguyên thủy của đền được tương truyền xây dựng từ thế kỉ thứ VI, còn kiến trúc hiện nay được xây dựng vào thế kỉ XII. Công trình không chỉ là niềm tự hào của người Nhật về kiến trúc mà còn là một di sản tâm linh được mọi người dân đất nước mặt trời mọc hướng về. Trong ngôi đền có lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều vật dụng được xem như Quốc bảo của nền văn hóa xứ sở hoa Anh Đào.

Đền Itsukushima có chiếc cổng tuyệt đẹp mang tên O-torri. Cổng sừng sững trên mặt biển, hướng thẳng tới đền thờ Itsukushima và cũng chính là biểu tượng của đảo Miyajima. Cổng cao 16m, bộ mái dài 24m, với những cây cột chính, làm từ những cây gỗ độc mộc, có đường kính 1m. Cổng O-torii tự đứng vững bằng kết cấu khung của mình, không hề có bộ phận nào chôn dưới mặt đất. Khi thủy triều lên, cổng Torri bập bềnh trên biển, khi thủy triều xuống, cổng bị bùn bao phủ và mọi người có thể đi vào đền mà không cần tàu, thuyền…

 

cong O Torii

Đền nổi Itsukushima là một trong những dạng đặc biệt về kiến trúc tôn giáo trên thế giới. Quần thể đền bao gồm đền chính, gác 5 mái và nhiều đền thờ nhỏ khác bố trí bao quanh. Hành lang dài nối điện chính với các điện nhỏ, với phòng tấu nhạc kịch và các khu vực khác của đền. Công trình hoàn toàn không sử dụng một vật dụng kim loại nào trong khi xây dựng, kể cả một chiếc đinh. Những kẻ hở giữa các tấm sàn được tính khéo léo sao cho có thể giảm bớt áp lực của triều cường khi có bão lớn. Các bộ phận của quần thể đền được kết hợp với nhau hài hòa trong gam màu đỏ chủ đạo như rực rỡ hơn khi soi bóng xuống nước biển thủy triều.

Một trong những cây cầu nổi tiếng dẫn tới đền thờ là Cầu Soribashi (Cầu Đại diện Hoàng gia). Cầu được xây năm 1557 để dành riêng cho những đại thần quý tộc đại diện cho Thiên hoàng tới viếng đền. Chỉ vào những dịp đó, các bậc thang mới được lắp vào. Ngoài ra, cầu không bao giờ được sử dụng.

Năm 1871, đền này được xếp vào hàng đền miếu cấp quốc gia. Năm 1911 lại được thăng hạng thành đền miếu hoàng gia. Trong đền có nhiều kiến trúc và công trình nghệ thuật được Nhật Bản xếp vào hạng quốc bảo, tài sản văn hóa quan trọng, tài sản vật thể được xếp hạng… Giờ đây, ngôi đền Itsukushima đã được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới và hòn đảo Miyajima cũng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở miền Nam đất nước mặt trời mọc.

Đền thờ Izumo Taisha

Izumo Taisha nằm tại thành phố Izumo, tỉnh Shimane. Đây được coi là ngôi đền thiêng nhất nước Nhật về tình yêu có chiều dài lịch sử khoảng 2000 năm… Lễ hội của đền được tổ chức vào ngày 10/10-17/10 theo Âm Lịch.

Theo thần thoại của Nhật Bản, nước Nhật được hình thành nên bởi hai vị thần là Izanagi và Izanami. Hai vị thần này đứng trên cầu nối thiên đình nhìn xuống hạ giới, không biết dưới chân mình có đất hay không , hai vị liền lấy một cây giáo nạm ngọc thọc xuống biển. Giọt nước biển từ mũi giáo roe xuống tạo thành một hòn đảo. Hai vị thần bay xuống đảo, một nam, một nữ, dựng nên một cột trụ. Sau khi hai vị nhảy múa và chuyện trò với nhau (vị thần nam nói trước) họ đã tạo ra được tám hòn đảo chính của nước Nhật. Nước Nhật hình thành từ đó. Vương quốc này giao thương với bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc khá thịnh vượng trong thời kì đó. Nghề trồng lúa nước, nghề gốm, một số nguyên liệu như đồng thiếc và sắt được mang từ lục địa tới, tạo nên một bước ngoặt trong lịch sử nước Nhật. Đó là sự chuyển đổi từ săn bắn hái lượm (Jomon) sang canh tác lúa nước và sử dụng kim loại (Yayoi). Đền Izumo ngoài sự nổi tiếng về Thần tình yêu, nó còn được biết đến là ngôi đền về Thần Phúc, Thần Hòa Bình, Thần No Đủ, v.v…

Izumo Taisha

Điện chính thờ Đại Quốc Chủ Đại Thần . Đền được xây bằng gỗ với các cột trụ cao khoảng 24 mét. Theo sử kí cho biết, khi xây đền vào thời kì Yayoi, độ cao của cột gấp đôi bây giờ. Cấu trúc của đền cũng rất độc đáo, đó là sự kết hợp giữa các cột gỗ cao liên tiếp nhau như một cầu thang đi lên thiên đình. Phải chăng Izumo là nơi giao tiếp giữa trời và đất, đến nay các nhà sử học vẫn chưa giải thích nổi, đó là một nét đẹp văn hóa của người Nhật nói chung cũng như người dân Shimane nói riêng. Điều độc đáo nhất tại đền Izumo là theo quan niệm của người Nhật chỉ có tại đây mới có thần tình yêu. Chính vì vậy khi lễ bái, thông thường chỉ vổ tay 2 cái, nhưng riêng ở Izumo, người ta phải vỗ 4 cái (cho bản thân mình và cho người yêu nữa). Theo phong tục ở đây, khách thăm quan đến phải dùng đồng 5 yên để ném lên bó rơm đó. Nếu đồng tiền gắn vào bó rơm thì lời ước của mình thành hiện thực. Nếu có cơ hội xuống thăm Shimane và Izumo, hãy thử một lần, biết đâu lời ước của các du khách lại thành hiện thực. Đó là sự huyền bí của tạo hóa, khi ta trở về với thiên nhiên tức là ta trở về với chính bản thân mình…

10 LƯU Ý CẦN BIẾT KHI DU LỊCH VIẾNG ĐỀN THỜ Ở NHẬT BẢN

Văn hóa Nhật Bản gắn liền với những ngôi đền, đền thờ là nơi thiêng liêng mà những người theo đạo Shinto đến chiêm bái những vị thần. Nếu du khách có dịp viếng thăm những ngôi đền hãy ghi nhớ 10 lưu ý cần thiết dưới đây nhé!

Cúi chào trước khi bước qua cổng Torii

Du khách sẽ dễ dàng nhận diện được mình đang tham quan một ngôi đền Shinto (Thần đạo) nhờ vào cánh cổng Torii trước cửa đền. Cổng Torii được xem như một biểu tượng, một ranh giới, một dấu hiệu chỉ lối giữa cõi trần và nơi thanh tịnh… Vì lẽ đó, trước khi bước vào đền và sau khi rời khỏi đền bạn phải dừng lại và cúi chào ở cổng torri.

cui chao o cong den

Không đi bộ vào giữa đường sando

Đường sando là con đường dẫn vào các ngôi đền Shinto, theo quan niệm của người Nhật không nên đi vào giữa đường vì chỗ đó được gọi là “seichuu” và nó chỉ dành cho các vị thần. Khi tham quan khuôn viên đền, du khách cần chú ý không được nói quá to.

nhung dieu can biet khi di den trong tour nhat ban 2

Gột rửa bản thân ở temizuya

Luôn có một chậu nước lớn bằng đá gọi là temizuya nằm ở bên đường sando để du khách “gột sạch” bản thân trước khi vào trong đền. Đầu tiên, du khách lấy cái muôi ở bên tay phải, múc nước và rửa tay trái, rồi đổi tay để rửa tay phải. Tiếp theo, cầm lại muôi bằng tay phải lấy thêm nước để rửa miệng. Tuyệt đối không kề muôi lên miệng mà dùng tay để hứng nước. Cuối cùng du khách rửa lại tay trái, cất muôi về chỗ cũ.

Rung chuông trước khi khấn vái

Các tín đồ đạo Shino quan niệm rằng không nên đứng ở chính giữa đền, lý do giống với việc du khách không được đi ở giữa đường sando. Tiếp theo, hãy cuối chào một lần, nếu có chuông gần đó, hãy rung chuông. Đây là cách bạn thông báo với các vị thần rằng mình đến thăm chùa.

Quyên góp tiền trước khi khấn vái

Cũng giống như đạo Phật, đạo Shinto cũng có các thùng tiền ủng hộ trong các ngôi đền. Các ngôi đền không quy định về số tiền ủng hộ, vì vậy du khách có thể bỏ bao nhiêu tùy tâm, 1 yen hay 10.000 yen đều được. Tuy nhiên, mọi người cho rằng bỏ 5 yen (hơn 1.000 đồng) là tốt nhất bởi số tiền đó đồng nghĩa với từ “gắn kết” (trong một mối quan hệ).

Khi khấn phải cúi hai lần, vỗ tay hai lần và cúi thêm lần nữa

10 dieu can biet khi di den o nhat ban

Đầu tiên, du khách phải cúi chào hai lần, trong lần cúi thứ hai, mặt phải hướng lên phía đền, cúi thật thấp tới mức lưng phẳng và hông tạo góc 90 độ. Khi vỗ tay, phải chắc là mu bàn tay hơi thấp hơn so với bên tay trái, mở rộng cánh tay tới vai và vỗ hai lần. Sau đó thu tay lại và hạ xuống để cầu. Khi khấn cầu xong hãy cúi chào thật thấp một lần nữa. Tuy nhiên, nhiều ngôi đền có quy định riêng về cách khấn, ví như ở Shimane, du khách phải cúi hai lần, vỗ tay 4 lần rồi cúi thêm một lần.

Lấy một thẻ may mắn

Nếu lấy phải một thẻ không tốt, du khách hãy buộc nó lại theo thứ tự để xua đuổi điềm xấu. Nếu lấy được thẻ tốt thì không cần buộc lại. Không nên buộc thẻ lên cây vì sẽ tổn hại tới chúng và trong đền luôn có chỗ riêng để bạn buộc các thẻ này.

Cách khấn trong đền

Nếu lần đầu đi một ngôi đền Nhật Bản, bạn nên bắt đầu đọc bằng tên mình, địa chỉ, và những điều mong muốn khi cầu. Cho những lần khấn sau, du khách có thể đơn giản, rút gọn phần giới thiệu đi.

Viết một tấm thẻ cầu nguyện

Từ xa xưa, mọi người quan niệm các vị thần cưỡi ngựa, và những con ngựa thật từng được dùng như một món đồ tế. Tuy nhiên, hiện nay, người Nhật dùng “ema” – thẻ cầu nguyện làm bằng gỗ thường có hình ngựa. Khi đến chùa để cầu khấn, du khách có thể cầu bằng cách viết những lời ước lên thẻ và treo hay buộc chúng ở nơi đã được quy định.

viet len tam the cau nguyen

Trên đây là 10 điều ai cũng phải thực hiện khi viếng thăm các ngôi đền ở Nhật Bản. Ngoài ra có những lưu ý khác mà khách du lịch cần nhớ:

– Không phải đền thờ nào ở Nhật Bản cũng cho chụp hình. Vì thế khi muốn chụp ảnh lưu niệm, du khách nên hỏi hướng dẫn viên khu vực nào được chụp và khu vực nào cấm chụp.

– Đừng cười giỡn, ồn ào khi vào khu vực chính điện, thờ phụng của Thần linh.

– Du khách nên ăn mặc lịch sự khi viếng thăm các ngôi đền ở Nhật Bản.

Còn chần chừ gì nữa, du khách hãy đặt mua vé máy bay giá rẻ đi Nhật Bản của Airbooking để có thêm nhiều trải nghiệm ấn tượng qua việc tham quan hàng loạt các đền đài độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống cổ xưa.