[kkstarratings]
được biết tới là một đất nước của các lễ hội độc đáo, vì là quốc gia đa tôn giáo, nên các lễ hội nơi đây rất đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành phần xã hội. Cùng Airbooking tìm hiểu một số lễ hội nổi tiếng nhất ở Indonesia ngay nhé.
1. Lễ Tahun Baru Masehi
Lễ hội độc đáo ở Indonesia chào đón năm mới Tahun Baru Masehi được diễn ra khá nhộp nhịp. Vào ngày này có khá nhiều người dân của Indonesia tụ tập tại những trung tâm lớn để vui chơi giải trí hay hòa vào những hoạt động văn hóa lễ hội độc đáo ở Indonesia. Không khí lễ hội tràn ngập mọi đường phố các điểm du lịch ở Indonesia.
Nếu du khách ghé thăm Indonesia vào ngày lễ này sẽ được thưởng thức các món ăn chỉ có trong ngày tết của Indonesia. Những món ăn mang đậm hương vị truyền thống được làm từ gạo là nguồn lương thực chủ yếu.
2. Tết Tahun Baru Hijiriah
Tahun Baru Hijiriah là tết của người Hồi giáo, còn được gọi là Tết Hijiriah. Ngày tết được tổ chức theo cách tính thời gian của đạo Hồi. Thông thường vào ngày này nói chung ở các thành phố lớn của Indonesia đều tổ chức bắn pháo hoa đón mừng năm mới. Các thanh thiếu niên trên xe máy hoặc ô tô đổ ra đường đi diễu hành xung quanh các thành phố. Có biểu diễn thổi kèn, đánh trống rất rộn rã. Một số hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức tại các trung tâm lớn để mọi người cùng tham gia lễ hội độc đáo ở Indonesia này. Những sân khấu ngoài trời thường được mở cửa với hàng loạt hoạt động nghệ thuật như hát, nhảy, múa rối…
Đêm Hijiriah, người dân tại Hijiriah thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em. Ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi khá trầm lắng chứ không sôi động như ngày kết thúc tháng Ramadan. Khi đó, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ.
3. Tết Tahun Baru Saka
Đây là ngày lễ tết riêng của phần lớn người theo đạo Hindu ở Indonesia sống tại đảo Bali. Ngày tết này còn được gọi là Nyepi. Ngày tết được tổ chức hàng năm theo cách tính thời gian của đạo Hindu.
Tahun Baru Saka được xem như ngày chào đón một năm mới. Vào ngày này, tại Bali vô cùng náo nhiệt và rộn rã. Tất cả dân làng cùng tập trung ở một khu vực để ăn mừng. Thức ăn được chuẩn bị trong hai ngày để phục vụ số lượng người tham gia đông đảo. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng được tổ chức tại các sân khấu trung tâm của đảo.
4. Tết Tahun Baru Imlek Tahun
Baru Imlek là ngày lễ quốc gia Indonesia. Theo tết âm lịch Trung Quốc, Tahun Baru Imlek còn được gọi là Imlek. Trong những ngày này, múa lân trở thành hoạt động thường nhật tại nhiều thành phố, đặc biệt là ở các trung tâm mua sắm. Đối với người dân Indonesia, chứng kiến múa lân là một hoạt động vô cùng thú vị. Người ta cho rằng ý nghĩa của múa lân mang lại sự thịnh vượng, bình an cho cuộc sống của mọi người.
Vào dịp Tết Imlek, các cuộc thi thể thao, biểu diễn thời trang liên tục diễn ra. Các khu chợ cung cấp thực phẩm, tiền cho người nghèo. Nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm tràn ngập màu đỏ và hình trang trí kiểu Trung Quốc. Những người gốc Trung Quốc tại Indonesia cũng hay có thói quen gửi thiếp mừng năm mới tặng du khách, bạn bè và người thân.
5. Lễ hội Ramadan
Ramadan là dịp lễ kéo dài suốt tháng 9 theo lịch Hồi giáo (tuỳ theo từng năm nhưng thường rơi vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch). Lễ hội độc đáo ở Indonesia này được coi là tháng lễ hội để cầu nguyện và tẩy rửa tội lỗi. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội họ nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc và không quan hệ tình dục từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc mặt trời lặn. Họ cũng đọc kinh Coran, tích cực làm điều thiện và tránh làm các điều không tốt lành như nói dối, mắng chửi…
Ramadan mang ý nghĩa là tháng lễ nhịn ăn đặc biệt của người Hồi giáo trên thế giới. Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Vì vậy, khi giao tiếp du khách không được quên sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Du khách nên đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng. Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn. Nhưng những du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây… bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. Du khách phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó. Người indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.
6. Lễ hội đua bò
Mỗi năm một lần, tộc người Minangkabau ở Tây Sumatra (Indonesia) lại tổ chức mừng mùa màng bằng lễ hội đua bò đầy kịch tính. Những con bò tham dự cuộc đua là những con khỏe mạnh, được huấn luyện và chăm sóc trước khi thi. Vào cuộc, chúng được gắn khung bằng gỗ để giữ thăng bằng. Đằng sau 2 con “bò chiến” là những nông dân địa phương. Họ sẽ không ngại mệt nhọc vì nếu chiến thắng sẽ có uy tín rất lớn trong cuộc sống và bò được bán với giá cao.
Lễ hội này đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa của tộc người Minangkabau ở Tây Sumatra vào cuối mùa vụ. Đây còn gọi là môn thể thao Pacu Jawi truyền thống của bộ tộc người Minangkabau.
7. Lễ hội trèo cau bôi mỡ
Kể từ thời Indonesia còn là thuộc địa của Hà Lan, lễ hội trèo cây cau được bôi mỡ – tiếng địa phương là Panjat Pinang – đã trở thành một trong những phong tục phổ biến nhất, lâu đời nhất ở quốc gia này.
Lễ hội độc đáo ở Indonesia này thu hút lượng du khách đông đảo đến tham gia lễ hội. Panjat Pinang là một cách kỉ niệm ngày Độc lập độc đáo của Indonesia. Hàng năm, ở mọi vùng miền trên khắp cả nước, nhiều cây cau cao vút bị chặt ngọn, chỉ còn thân cây thẳng đứng, và một loạt giải thưởng treo quanh một vòng bánh xe được đặt trên ngọn cây. Trước đó thân cây bị bôi kín mỡ hoặc các chất bôi trơn khác và các thanh niên được mời tham gia lấy giải thưởng.
Nếu du khách ghé thăm Indonesia vào ngày lễ này sẽ được thưởng thức các món ăn chỉ có trong ngày tết của Indonesia. Những món ăn mang đậm hương vị truyền thống được làm từ gạo là nguồn lương thực chủ yếu.
Ngoài những lễ hội ở nước Indonesia kể trên, các du khách còn có thể được chiêm ngưỡng nhiều lễ hội khác cũng độc đáo không kém. Theo kinh nghiệm du lịch Indonesia các lễ hội xuyên suốt trong năm nên bất cứ thời điểm nào quý khách cũng có thể sắp xếp được chuyến đi vào đúng mùa lễ hội ở Indonesia. Giờ thì thay vì ngồi nhà tưởng tượng, sao quý khách không ít nhất một lần trong đời hòa mình vào không khí náo nhiệt của các lễ hội ở nước Indonesia. Chắc chắn quý khách sẽ không phải hối hận vì quyết định của mình. Vé máy bay giá rẻ của airbooking sẽ là chiếc cầu nối cho chuyến hành trình du lịch đầy thú vị tại đất nước xinh đẹp này.
0 Comment