[kkstarratings]

Myanmar không chỉ thu hút khách du lịch bởi những cảnh quan đẹp mắt, mà còn bởi các lễ hội độc đáo của người Myanmar. Những lễ hội này luôn gắn liền với Phật giáo. Nhanh tay đặt mua vé máy bay giá rẻ đi Myanmar của airbooking để được khám phá những điều kỳ diệu nơi đây nhé.

1. Lễ hội té nước – Thingyan

Đây là lễ hội lớn nhất và phổ biến nhất của người Myanmar cũng như đối với người dân của một số quốc gia Đông Nam Á khác như: Campuchia, Thái Lan… Vào dịp lễ hội đặc sắc này diễn ra, đất nước Myanmar trở thành điểm du lịch cuốn hút rất đông đảo du khách.

Lễ hội té nước của người Myanmar còn được gọi là lễ đón năm mới nhưng thực chất thời gian diễn ra lễ hội không phải vào cuối tháng 12, đầu tháng giêng. Lễ hội này diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 theo lịch cổ truyền của người Myanmar.

le hoi te nuoc myanmar 2

Lễ hôi té nước Thingyan của người Myanmar xuất phát từ một câu chuyện truyền thuyết liên quan đến các vị thần. Theo lời kể của người Myanmar, thần Indra và thần Brahma tranh cãi nhau về chiêm tinh học. Không ai chịu thua cuộc nên họ ra điều kiện kẻ nào thua cuộc bị mất đầu. Kết cục, dù thắng cuộc nhưng Indra không đành vứt đầu Brahma xuống biển vì sẽ làm biển cạn hết nước, cũng không thể vứt xuống đất vì trái đất sẽ nổ tung. Thần Indra quyết để giao cho các Nat (các vị thần bảo hộ của người Miến) thay phiên nhau bưng cái đầu đó. Tết năm mới được tổ chức vào dịp đầu của Brahma được chuyển từ Nat này sang Nat kia. Trong khi đó người dân Cambodia tin rằng mỗi năm có vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới.

Như vậy, theo truyền thuyết, lễ hội té nước đón năm mới của người Myanmar xuất phát từ ý nghĩa mong muốn giữ gìn sự bình yên cho vạn vật trên thế gian và cầu mong sự phù hộ của các vị thần. Người Myanmar tin rằng nước sẽ giúp gột rửa những điều xấu, bệnh tật và sẽ đem lại điều may mắn, hạnh phúc và sức khỏe. Những ai tham gia lễ hội té nước càng bị ướt càng được coi là sẽ gặp nhiều may mắn và càng mạnh khỏe trong năm mới.

Lễ hội té nước ở Myanmar là hoạt động tín ngưỡng, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Myanmar. Lễ hội té nước hội tụ mọi lứa tuổi, tầng lớp, giới tính tham gia giúp làm tăng tình đoàn kết dân tộc.

2. Lễ hội chùa Shwedagon

Shwedagon là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của đất nước Myanmar, đây không chỉ là biểu tượng của Phật giáo mà còn là niềm tự hào của người dân bản địa. Hàng năm tại chùa Shwedagon diễn ra lễ hội Phật giáo rất long trọng, đây cũng là sự kiện tâm linh thu hút được rất đông tín đồ hành hương và du khách tham dự.

le hoi chua shwedagon

Lễ được mở màn vào buổi sáng với đoàn diễu hành lên đến cả ngàn người với trang phục truyền thống, đi chân trần diễu quanh các ngôi đền tháp của nhà chùa. Tiếng cồng ở khắp các góc điện thờ hòa nhịp cùng với tiếng cầu kinh râm ran của các vị sư sãi tạo nên không gian rất linh thiêng, huyền ảo. Bên ngoài chùa là các chương trình biểu diễn văn nghệ, các điệu múa truyền thống, các gian hàng vui chơi, ẩm thực rất sôi động và hấp dẫn.

Bên ngoài khuôn viên của chùa là không gian vui chơi giải trí với một số các tiết mục văn nghệ, bao gồm các chương trình múa rối truyền thống và các vũ công biểu diễn các điệu múa cổ truyền. Bên cạnh đó còn có khu vực ẩm thực, hội chợ, nơi trưng bày và buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ và thực phẩm từ khắp nơi trên đất nước.

3. Lễ hội Phaung Daw U

Đây là một trong những lễ hội quan trọng và phổ biến nhất tại Myanmar, đặc biệt là ở tỉnh Shan. Lễ hội được tổ chức vào khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 nhằm tỏ lòng tôn kính với Đức Phật.

Khi đến với lễ hội Phaung Daw U, du khách sẽ thấy trong lễ hội hàng loạt các con thuyền đầy màu sắc diễu hành từ làng này sang làng khác xung quanh hồ Inle. Trong đó nổi bật nhất là chiếc xà lan với hình dạng con chim vàng biểu trưng cho thần thoại Myanmar, bên trong chở năm tượng Phật nhỏ của ngôi chùa Paung Daw U nổi tiếng.

le hoi Phaung Daw U

Ngoài diễu hành, lễ hội còn có các chương trình khiêu vũ, hội chợ và đặc biệt nhất là hoạt động đua thuyền giữa các làng. Có lẽ không có nơi nào trên thế giới lại có cách chèo thuyền bằng chân độc đáo như tại đất nước Myanmar. Các tay đua cừ khôi trong trang phục truyền thống ra sức lèo lái chiếc thuyền về đích, trước sự reo hò, cổ vũ của người dân dọc theo bờ hồ. Đây cũng là một trong những nét đặc biệt và thu hút nhất của lễ hội.

Lễ hội Phaung Daw U được kéo dài trong 18 ngày và kết thúc vào khoảng giữa tháng mười, sau chuyến hành trình trên hồ. Thời điểm này đang vào cuối mùa mưa, thời tiết rất mát mẻ và lý tưởng dành cho du khách muốn đến tham dự lễ hội, cũng như khám phá cuộc sống vô cùng thú vị của người dân vùng hồ Inle.

4. Lễ hội âm nhạc truyền thống

Âm nhạc truyền thống Myanmar rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống gồm: một bộ cồng chiêng, một bộ trống, những chuông tre, những nhạc cụ hơi, gồm hne – cho âm thanh rất cao – và sáo cùng chũm chọe. Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vài chiếc chiêng tròn. Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng nhất của Myanmar. Đàn Saung-gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền và thường được đệm cho các bài hát cổ xưa.

le hoi am nhac truyen thong myanmar

Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyền của Myanmar cũng rất độc đáo . Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời đại tiền – Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc nhảy múa. Các vũ điệu rất sôi nổi và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những cử động rất khó giống như làm xiếc. Ngoài ra vũ điệu Myanma cũng rất đoan trang, các vũ công nam nữ không khi nào chạm vào nhau.

Qúy khách là người đam mê khám phá và trải nghiệm? Hãy cùng Airbooking trải nghiệm và khám phá thêm về những lễ hội đặc sắc ở đất nước Phật giáo – xứ sở chùa vàng nhé!