[kkstarratings]

Đấu trường La Mã được biết đến hàng đầu dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, rồi được gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma, được bắt đầu xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đấu trường vẫn trường tồn ở đó như một kiệt tác của thời gian.

Colosseum được bắt đầu xây dựng dưới thời Hoàng đế Vespasian vào khoảng năm 70-72, và hoàn thành vào năm 80 dưới thời Titus. Công trình liên tiếp được điều chỉnh dưới triều vua Domitian. Sau trận đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau Công nguyên, khu đất xây dựng đấu trường bị bỏ hoang và được hoàng đế Nero cho xây dựng công trình Domus Aurea tại địa điểm này. Sau bao nhiêu năm xây dựng và sụp đổ do động đất và chiến tranh, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường Colosseum như ngày nay. Với niên đại hơn 2000 năm tuổi, đấu trường La Mã xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình. Được đặt trên vùng đất lầy nằm giữa đồi Esquiline và Caelian, Colosseum là đấu trường cố định đầu tiên được xây dựng ở Rome.

Quy mô đồ sộ, vẻ hùng vĩ cũng như cách cấu tạo thiết thực, hiệu quả trong việc tạo nên quang cảnh ấn tượng và kiểm soát đám đông khổng lồ đã biến Colosseum thành một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của La Mã cổ đại.

Colosseum 3

Khi còn nguyên vẹn, Colosseum có kích thước dài 188m, rộng 156m, cao 48,5m – tương đương với một tòa nhà 12-15 tầng. Công trình này có kiến trúc độc đáo, khác biệt so với các tòa nhà công cộng của Hy Lạp và La Mã thời bấy giờ, được xây dựng theo mô hình cổ điển của các ngôi đền Hy Lạp, với các hàng cột hình chữ nhật, dầm và trán tường hình tam giác. Bên cạnh đó, đấu trường này cũng không giống với các rạp hát Hy Lạp trước đó thường được xây dựng bên cạnh sườn đồi mà là một công trình kiến trúc đứng tự do. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000 m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000 m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Số tiền dùng để xây đấu trường Colloseum được lấy từ chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với người Do Thái vào năm 66 tới năm 73. Khoảng 50.000 cân bạc và vàng đã được thu về từ ngôi đền tại Jerusalem.

Đấu trường là một cấu trúc hình ê-líp khổng lồ với các dãy bậc thang dùng làm chỗ ngồi cho khán giả, vòng quanh một sân đấu trung tâm cũng hình ê-líp. Phía dưới sàn gỗ của đấu trường là một hệ thống phòng ốc và lối đi phức tạp dành cho các loài dã thú và những trang thiết bị phục vụ cho các màn trình diễn đẫm máu. 80 bức tường tỏa ra từ khu vực trung tâm, tạo ra các lối đi, bậc thang và các dãy ghế ngồi.

Colosseum 4

Ban đầu Colosseum được thiết kế để chứa được 50.000 người và có tới trên dưới 80 lối ra vào để khán giả có thể đến và đi một cách dễ dàng, nhanh chóng; trong đó có 76 lối có đánh số theo chữ số La Mã dành cho các khán giả bình thường, một lối là cổng chính phía Bắc dành riêng cho các hoàng đế La Mã và các cận thần, ba lối còn lại dành cho tầng lớp thượng lưu. Tất cả 4 lối vào đặc biệt này đều được trang trí với các bức phù điêu bằng vữa sơn mà hiện nay vẫn còn một số mảnh vỡ.

Colosseum 5

Sau đó, các kiến trúc sư đã mở rộng thiết kế, nâng sức chứa của công trình này lên đến 55.000 người. Công dụng chính của đấu trường là làm nơi đấu của các võ sỹ. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Nhiều lễ hội được tổ chức tại đấu trường La Mã kéo dài tới 100 ngày. Đôi khi người La Mã khiến đấu trường La Mã trở nên ngập nước để biến nơi đây trở thành địa điểm diễn ra những trận hải chiến thú vị nhằm mua vui cho mọi người. Công trình này dẫn dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháp đài…

Colosseum 1

Người dân La Mã không phải trả bất cứ khoản tiền nào để có thể vào sân xem thi đấu hay các sự kiện tại đấu trường La Mã. Thêm vào đó, họ còn được cung cấp thức ăn miễn phí. Các khán giả đến xem thi đấu cũng nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Phiếu đó ghi rõ số cổng, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được ngồi. Nó có thể chứa tới 50.000 dến 80.000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút. Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.

Đấu trường mở cửa hàng ngày từ 8h30 đến trước khi mặt trời lặn một giờ. Từ năm 2012, vé tham quan đấu trường được bán kết hợp với vé vào quảng trường La Mã và đồi Palatine với giá 12 euro (khoảng 335.000 VNĐ). Trẻ em dưới 18 tuổi và người già trên 65 tuổi được miễn phí vé tham quan các địa điểm này.

Đấu trường La Mã là một công trình kiến trúc với hơn 2000 năm tuổi chắc chắn sẽ không khiến du khách thất vọng khi dành thời gian xếp hàng để vào tham quan bên trong. Trung tâm của công trình là Hypogeum, một phần của mạng lưới ngầm, bên trên là sàn của đấu trường. Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm mạng lưới đồ sộ của những đường hầm dưới lòng đất – nơi các đấu sĩ tôi luyện trước khi đối mặt với đám đông.

Để có chuyến tham quan thật ý nghĩa du khách nên có hướng dẫn viên đặc biệt và đặt trước chuyến ghé thăm này. Nếu du khách không dự tính trước chuyến ghé thăm này, hãy tản bộ xung quanh toàn bộ đại công trình bên ngoài để chiêm ngưỡng những mái vòm đá vôi ba tầng và ngắm xem toàn bộ cấu trúc hài hòa với nhau như thế nào. Đặc biệt, hãy chú ý đến các lớp dưới cùng của mái vòm, được xây dựng không vì mục đích thẩm mỹ mà là một phương tiện cần thiết để kiểm soát đám đông.

Mặc dù những cuộc chiến của võ sĩ giác đấu và cuộc săn động vật sống đã không còn, Đấu trường La Mã là vẫn được sử dụng theo thời gian như một bối cảnh ngoạn mục cho buổi hòa nhạc mùa hè, thường biểu diễn lớn như Paul McCartney và Simon và Garfunkel, vì vậy luôn luôn kiểm tra lịch trình trước khi đến thăm.

Du khách hãy đặt cho mình một tour du lịch Italia của Airbooking và dành thời gian ghé thăm Colosseum nhé! Chúc du khách có một chuyến đi với nhiều trải nghiệm thú vị!